Dũng "trống": Thế giới của sự chuyển dịch

Triển lãm cá nhân "Khoảng lặng" của họa sĩ Dũng "trống" diễn ra từ ngày 30/3 đến 6/4 tại 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Họa sĩ Dũng "trống" tên đầy đủ là Trần Tiến Dũng, sinh năm 1958 tại Hà Nội. Anh tốt nghiệp Đại học Kiến trúc Hà Nội, là hội viên hội kiến trúc sư Việt Nam. Anh là họa sĩ tự do, vẽ và sưu tập những tác phẩm hội họa của họa sĩ trong nước và quốc tế. 

Họa sĩ Dũng "trống" vừa thực hiện triển lãm cá nhân "Khoảng lặng". Triển lãm tranh sẽ diễn ra từ ngày 30/3 đến 6/4 tại 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Họa sĩ Dũng "trống" chia sẻ: "Vẽ với tôi như một lời tự sự, như thao tác hóa hồi ức, tâm tư của mình. Vẽ cũng là sự giải phóng nội tâm của tôi và giúp tôi gột rửa tâm hồn khỏi bụi bặm của cuộc sống hàng ngày. Những bức tranh là cả tấm chân tình của tôi với cuộc đời. Tôi vẽ như tôi nghĩ, tôi vẽ như tôi sống, xin được sẻ chia cùng quý vị".

Dũng Trống: Thế giới của sự chuyển dịch - Ảnh 2.

Họa sĩ Dũng "trống".

Xem tranh của họa sĩ Dũng "trống" chúng ta nhận thấy đó là thế giới của những chuyển dịch, tiếp biến và đổi thay. Trước hết, sự chuyển dịch bắt đầu từ những dấu vết ngôn ngữ của các trường phái hội hoạ trong các tác phẩm của ông. Ðó là sự đan cài tiếp biến lẫn nhau của hội hoạ ấn tượng, trừu tượng, biểu hiện trừu tượng và cả những tác phẩm mang hơi hướng của ngôn ngữ dã thú.

Những tác phẩm được triển khai đôi khi không theo một quy tắc nào, tác phẩm tuân theo quy luật của sự ngẫu nhiên. Trong tranh của ông, đôi khi chính màu sắc là yếu tố tiên quyết ý nghĩa của hoạ phẩm, ý nghĩa này nằm trong khả năng sáng tạo sắc độ, tạo ra sự sống động và dịch chuyển. Ở những tác phẩm khác, chủ thể hướng tới nhìn sâu vào nội tâm, thậm chí là khai thác thế giới bên trong.Ông không lựa chọn sự mô tả thế giới bên ngoài, ông vẽ vật thể, con người, cảnh quan… nhưng không dừng lại ở sự mô phỏng, kể tả vật thể, ông đi xa hơn, dùng màu sắc để thể hiện cảm xúc, tâm trạng và những suy tư của mình trước vật thể.

Dũng Trống: Thế giới của sự chuyển dịch - Ảnh 3.

Tác phẩm "Gia tài của mẹ" của họa sĩ Dũng "trống".

Sự chuyển dịch trong hội hoạ của Dũng "trống" còn nằm ở chỗ mỗi dòng tranh của ông luôn chứa đựng những tín hiệu ngôn ngữ riêng biệt, không lặp lại. Xem tranh ông, người ta thấy đó như một con sông dài, con sông đó có khi hiền hoà mang màu sắc của tư duy trẻ thơ, có lúc gầm thét, có những mùa vui tươi và cũng có những lúc trầm lắng, u buồn, suy tư về nhân tình thế thái. 

Từ chối phương pháp của chủ nghĩa hiện thực, không duy trì cách nhìn sự vật như thật, hội hoạ của Dũng "trống" hướng tới làm biến dạng không gian và sự vật, các hoạ tiết trong tác phẩm đã bị làm biến dạng so với hình ảnh ngoài đời thực của chúng, chúng được đặt trong một không gian cũng bị biến dạng. 

Ở nhiều tác phẩm, hoạ sỹ đã chủ động tạo ra những mảng màu tương phản gay gắt, những nhát cọ mạnh, không kể tả chi tiết, cách sắp đặt các hình hoạ làm phá vỡ đi hiệu ứng thẩm mỹ an toàn, hướng tới những cảm giác chênh chao, phóng khoáng bởi những nhát cọ mạnh hay sự loang màu tự nhiên.

Thời gian gần đây, hoạ sỹ Dũng "trống" còn thử nghiệm một số tác phẩm phi hình thể Non – Figurative mang đặc trưng hội hoạ trừu tượng, bút pháp của ông thường thay đổi, biến chuyển liên tục, nhiều tác phẩm lại có sự pha trộn của hội hoạ phi biểu hình, lập thể và dã thú.

Dũng Trống: Thế giới của sự chuyển dịch - Ảnh 4.

Tác phẩm "Yêu" của họa sĩ Dũng "trống".

Các tác phẩm như đang cố diễn tả cái tỉnh mịch, hoạ sỹ đang cố trốn chạy nền văn minh hiện đại, đi tìm tiếng nói từ tiềm thức, trở về sự bình lặng nguyên thuỷ, tìm một nơi chốn nương náu bình yên. 

Về kỹ thuật, ông chấp nhận tính phẳng bẹt của nền tranh, không khai thác chiều sâu của sự vật đổ bóng trong không gian, cách nhìn sự vật gần giống với tư duy tạo hình nguyên thuỷ. Xem tranh của hoạ sỹ  Dũng "trống", người xem còn bắt gặp nhiều tác phẩm lấy cảm hứng từ tín ngưỡng phồn thực. 

Ông hướng tới khai thác các biểu tượng mang tính Cổ Mẫu (Archetype), đây gần như là một đề tài xuyên suốt lịch sử nghệ thuật người Việt từ khởi nguyên cho tới hiện tại. Qua những tác phẩm như: Tắm, Phu thê đối ẩm, Mộng du… người xem cảm nhận được ước vọng về sự sinh sôi, nảy nở của vạn vật, ước mơ về một cuộc đời viên mãn của con người. 

Dũng Trống: Thế giới của sự chuyển dịch - Ảnh 5.

Tác phẩm "Cái tẩu đỏ" của họa sĩ Dũng Trống.

Ở một dòng tranh khác, Dũng "trống" cũng đi tìm cảm hứng cho hội hoạ từ âm nhạc, một lĩnh vực mà ông say mê không kém hội hoạ. Ở dòng tranh này, tính nhạc đôi khi được làm nên từ các hình hoạ kết hợp với nhau, có khi lại nhờ vào các sắc độ của màu sắc để tạo nên các hợp âm vô hình, nhưng người xem vẫn có thể cảm nhận được sự dao động của âm thanh.

Không thể diễn giải một cách rõ ràng và chính xác, nhưng một số tác phẩm hội hoạ của Dũng "trống" làm người xem mượng tượng đến những bản nhạc nào đó, những đường cong uốn lượn nối nhịp với nhau, sự hài hoà trong cách kết hợp màu sắc tạo nên sự va đập trong thị giác, sinh ra tính nhạc trong tranh. 

Theo danviet.vn
Khách hàng cũng sẽ được thử tay lái với mẫu xe ô tô điện thông minh đầu tiên của Việt Nam – VinFast VF e34.

Vinhomes và VinFast tổ chức sự kiện trải nghiệm bộ đôi “Nhà xanh - Xe điện” tại Hà Nội và TPHCM

Nhằm tri ân cư dân và khách hàng, đồng thời mong muốn lan toả mạnh mẽ xu hướng sống xanh và thông minh, Vinhomes sẽ phối hợp với VinFast tổ chức sự kiện “Nhà xanh xe điện – Mở lối tương lai” tại hai đô thị Vinhomes Ocean Park (Gia Lâm) và Vinhomes Smart City (Nam Từ Liêm) trong hai ngày 23, 24/7 và Vinhomes Grand Park (TPHCM) trong hai ngày 30, 31/7. Khách hàng tham dự sự kiện sẽ được mục sở thị và lái thử bộ đôi ô tô điện thông minh VinFast VF 8 và VinFast e34.
"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

Báo cáo nghiên cứu vừa công bố của J&T Express cho thấy, thói quen mua sắm trực tuyến của người Việt phát triển mạnh mẽ trong dịch và duy trì khá bền vững sau đó. Đáng chú ý, nhu cầu mua sắm trên các sàn thương mại điện tử không chỉ ở các thành phố lớn mà đang "bùng nổ" ở nông thôn.
back to top