Dùng tỏi đen ngừa ung thư?

Tỏi đen có mùi vị khác hẳn tỏi tươi, có vị ngọt, chua dịu, hương thơm, không hăng cay. Tỏi đen giúp giảm cholesterol, bảo vệ tim mạch, nên ngày càng có nhiều người dùng tỏi đen chăm sóc sức khỏe.

Bà Nguyễn Thị Lành (Phan Đình Giót, Hà Nội) bị ung thư vú, đã cắt 1 bên. Sau lần phải điều trị hóa chất bà đâm sợ, lỡ di căn sang bên còn lại thì sao? Về nhà bà ăn uống và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ nhưng vì quá lo cho bệnh của mình nên gần đây bà đã dùng thêm tỏi đen để ngừa ung thư.

Mỗi buổi sáng bà dùng 2 củ tỏi đen trước bữa ăn bằng cách nhai kỹ sau đó uống 1 cốc nước lọc. Theo bà, dùng trực tiếp vừa đơn giản, vừa giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt nhất, ngăn ngừa ung thư.

BS. Thu Hà (Giáp Nhất, Hà Nội) cho biết, tỏi đen thực chất là tỏi tươi trải qua quá trình lên men chậm với điều kiện khắt khe về nhiệt độ và độ ẩm. Sau 1-2 tháng lên men, hoạt chất có trong tép tỏi tăng lên.

Tỏi đen có mùi vị khác hẳn tỏi tươi, có vị ngọt, chua dịu, hương thơm, không hăng cay. Tỏi đen giúp giảm cholesterol, bảo vệ tim mạch. Lysine và arginine có trong tỏi đen là 2 acid amin tốt cho tim mạch, giảm cholesterol. Arginine chuyển hóa thành hợp chất kích thích lưu thông máu, tăng lưu lượng máu, ngăn ngừa xơ cứng động mạch, đau thắt ngực, hỗ trợ chức năng tim mạch.

Ngoài ra, tỏi đen có tác dụng tăng cường miễn dịch, chống vi khuẩn và nhiễm trùng, chống ôxy hóa, ngăn ngừa bệnh tật, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào chứng minh tỏi đen có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị ung thư.

Cho tới nay, thế giới chưa công nhận bất kỳ loại thuốc hay biện pháp nào có khả năng chữa trị được hoàn toàn các loại bệnh ung thư. Vì vậy, dù dùng tỏi đen vẫn nên áp dụng các biện pháp kiểm tra định kỳ, dùng thuốc và thực phẩm theo chỉ dẫn của bác sĩ để ngăn ung thư tái phát.

QA (ghi)

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top