Đừng tiếp tay đẩy “gay” vào ngõ cụt

Theo GS.TS Trần Thiết Sơn, phẫu thuật chuyển giới là con dao hai lưỡi, chưa hẳn đã là tốt cho người muốn chuyển giới. Đây không phải là các tiêu chí cần để chuyển giới. Cách làm thiếu đồng bộ sẽ đẩy những người chuyển giới vào ngõ cụt không lối thoát.

GS.TS Trần Thiết Sơn trò chuyện với phóng viên.

“Giết” 25% tuổi thọ

Từ ngày 1/1/2017, điều 37 Bộ luật dân sự đã cho phép thực hiện chuyển đổi giới tính. Việc lấy ý kiến cho dự thảo luật “chuyển đổi giới tính” đã dần mở cánh cửa “ước mơ” cho những người được chuyển giới, thưa ông?

Theo tôi nếu luật chuyển giới được thông qua trong giai đoạn này là chúng ta đang tiếp tay đẩy những người chuyển giới vào ngõ cụt. Chuyển giới chưa hẳn đã là tốt cho bệnh nhân. Phẫu thuật chuyển giới là con dao hai lưỡi. Người chuyển giới mất đi thiên chức làm cha mẹ, cảm giác hứng tình trong tình yêu… Tất cả cơ quan sinh dục trên cơ thể người khi đã cắt bỏ đi không bao giờ tái tạo được như thế nữa, như vậy rất nguy hiểm.

Đây là ước mơ của họ được thực hiện?

Hiện tại, người ta chưa nghiên cứu ở những người chuyển giới xem tâm lý họ thay đổi như thế nào? Cuộc sống của họ thay đổi ra sao? Họ chỉ mới nhìn khía cạnh trước mắt là luôn muốn khẳng định mình và muốn đến với giới tính họ mong muốn. Nhưng tương lai họ như thế nào thì không ai nói cho họ biết. Và họ nghĩ chỉ cần biết ngay hôm nay thôi.

Trong khi đó, khi chuyển giới là họ đánh đổi mạng sống, tuổi thọ của mình. Tuổi đời của những người chuyển giới rất ngắn. Bởi sau chuyển giới họ phải dùng hormon cả đời và chính điều đó làm đảo lộn đồng hồ sinh học và điều đó làm giảm tuổi thọ. Theo nghiên cứu, tuổi thọ của họ bị giảm khoảng 25%, tức là họ chỉ sống khoảng 45 – 50 tuổi, rất ngắn.

Dự thảo luật quy định 18 tuổi mới được chuyển giới, có người trên 30 tuổi mới chuyển, thì sao?

Tuổi thọ cũng phụ thuộc vào tuổi chuyển giới, không phải chuyển muộn đời sống sẽ kéo dài hơn mà ngược lại. Ở Thái Lan, người chuyển giới được bắt đầu dùng hormon từ bé nên tuổi đời sẽ dài hơn. Còn ở Việt Nam, hầu hết những người muốn chuyển giới tuổi đời đã 20 – 30, thậm chí 40 mới chuyển giới thì rõ ràng tác dụng phụ cực kỳ lớn và tuổi thọ càng ngắn hơn.

“Ước tính Việt Nam có 100.000 – 300.000 người muốn chuyển giới. Bộ Y tế vừa đưa ra lấy ý kiến dự thảo luật chuyển đổi giới tính về điều kiện đối với cá nhân yêu cầu chuyển đổi giới tính…Theo đó, cá nhân muốn chuyển đổi giới tính chỉ cần đáp ứng đầy đủ bốn điều kiện: có giới tính sinh học hoàn thiện, được kiểm tra về tâm lý; đủ 18 tuổi và là người độc thân….”

Người độc thân mới được chuyển giới

Dự thảo luật quy định 4 điều kiện đủ để được phép chuyển giới, điều này có gây khó dễ cho họ?

Theo tôi, đây không phải là tiêu chuẩn mà tiêu chuẩn đảm bảo cho chuyển giới chính là hệ thống y học, y tế giám sát để ra được một điều kiện chuẩn đảm bảo an toàn cho cả người chuyển giới và xã hội, chứ không phải dễ dàng thỏa mãn họ lúc đầu nhưng thực chất là đẩy họ vào chỗ bế tắc.

Muốn làm được chuyển giới cần nhiều thứ: về pháp lý, tâm lý trước chuyển giới, hormon, phẫu thuật, chăm sóc tâm lý và tinh thần sau chuyển. Nghĩa là cần có sự đồng bộ của cả một hệ thống theo họ suốt cuộc đời chứ không phải chỉ công nhận cho họ chuyển giới. Ở nước ngoài vấn đề này rất nghiêm ngặt để hạn chế người ta chuyển giới một cách tùy tiện.

Nghĩa là hiện nay nếu luật ban ra là mình đang tùy tiện?

Đúng. Ví dụ, một vấn đề nhỏ trong mắt xích là phẫu thuật cũng không đơn giản và ở ta đang rất là tùy tiện. Trên thế giới quy định rất rõ chỉ có bác sĩ tạo hình được đào tạo chuyên về chuyển giới mới được phép thực hiện, giống như chỉ bác sĩ chuyên về thần kinh mới được mổ sọ não chứ không phải bác sĩ chỉnh hình. Hiện ta chưa có quy định nơi nào làm được, bác sĩ nào làm được. Nếu chỉ là bác sĩ tiết niệu phẫu thuật được cơ quan sinh dục sau chuyển sang làm chuyển giới là không đúng.

Ở Việt Nam quy định các bệnh viện lớn như Việt Đức, Sản, Nhi …được làm là chưa hợp lý. Bởi Nhi không điều trị cho người lớn chỉ điều trị cho trẻ nhỏ thì không thể chuyển giới được. Sản chỉ điều trị cho các bệnh lý của nam giới liên quan đến sinh sản không có kinh nghiệm về chuyển giới. Hoặc bệnh viện lớn về ngoại khoa nhưng không có chuyên khoa về tạo hình chuyển giới một cách bài bản thì không thể làm tốt được.

Các bác sĩ ngoại khoa rất giỏi, tại sao thế giới lại quy định chỉ có bác sĩ phẫu thuật tạo hình mới được làm?

Muốn chuyển một người nam sang nữ phải phẫu thuật ít nhất 30 lần, từ nữ sang nam 20 – 25 lần. Người chuyển giới phải phẫu thuật từ mắt, mũi, miệng, mặt đến chân tay… chứ không riêng chỉ bộ phận sinh dục. Hơn nữa, phẫu thuật chuyển giới có hai phần: hình thể và chức năng. Muốn làm được cả hai điều này cùng một lúc là vô cùng khó. Không khi nào cùng một lúc có thể làm được hai cái. Hoặc được chức năng thì mất hình thể ngược lại. Điều này đòi hỏi phẫu thuật viên tạo hình phải được đào tạo rất là kỹ, nắm vững cả về chức năng và tạo hình mới đáp ứng được.

Ví dụ, tái tạo cơ quan sinh dục nữ thì phải đảm bảo âm đạo mềm mỏng, có khả năng tiết, lỗ đủ sâu, đủ rộng để quan hệ được nhưng không gây phiền phức. Khi phẫu thuật người ta dùng ruột để làm âm đạo về hình thể rất tốt nhưng về chức năng thì rất khó chịu bởi nguyên lý của ruột là có cơ quan bài tiết lúc nào cũng tiết dịch và chính điều đó gây khó khăn cho người ta trong “quan hệ” và sinh hoạt bình thường…

Hay cậu nhỏ, ngoài rắn như bình thường, ngoài khả năng tiển tiện còn có khả năng quan hệ. Muốn được vậy người ta phải phẫu thuật rất nhiều lần và rất nhiều lần thì mới đạt được mục tiêu đó không đơn giản như đứt dương vật và nối lại. Đây là một phẫu thuật khác hoàn toàn với các phẫu thuật điều trị khác.

Người chuyển giới có thể mất tất cả

Đây chỉ là vấn đề về y tế, còn quyền lợi của người chuyển giới được đặt ở đâu?

Điều này chính là bảo vệ quyền lợi cho người chuyển giới. Muốn chuyển giới an toàn tất cả phải đồng bộ, chứ không riêng gì về phẫu thuật. Ở nước ta gần chục năm nay tôi đã tìm nhưng chưa có bác sĩ tâm lý, nội tiết… chuyên về vấn đề này, chứ chưa nói về mặt pháp lý. Làm một cách không đúng theo đúng trình tự của thế giới sẽ không chỉ đơn giản là ảnh hưởng tới bệnh nhân và cả xã hội.

Hậu quả đừng nghĩ phẫu thuật tốt là thành công mà tâm lý sau phẫu thuật rất quan trọng. Tôi đã xâm nhập và tìm hiểu rất nhiều những người chuyển giới từ nam sang nữ và từ nữ sang nam họ rất là thất vọng về phẫu thuật đó, đặc biệt là vấn đề tâm lý, về quan hệ xã hội, điều trị…nhiều người bế tắc phải tìm đến cái chết.

Nhiều chia sẻ trên mạng, những người sau phẫu thuật chuyển giới khá thỏa mãn, sao họ lại bế tắc, tử tử?

Con số đó chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong số những người sau chuyển giới. Cần phải hiểu rằng một phẫu thuật chuyển giới thành công nó là thành công cả trong phẫu thuật và tâm lý. Phẫu thuật thành công đã khó nhưng thành công về tâm lý lại càng khó hơn nữa. Nếu không giải quyết được vấn đề tâm lý của họ thì rất nguy hại.

Thực tế, nhiều người sau phẫu thuật tự tử bởi cái họ muốn thay đổi là tâm lý thì ngay từ đầu họ đã không được chuẩn bị. Bác sĩ tâm lý có hiểu biết phải chuẩn bị cho họ sẵn các vấn đề phải đối mặt sau chuyển giới để họ biết và lựa chọn có chuyển giới hay không. Chứ nếu họ hoàn toàn không có chút kiến thức nào về hậu phẫu thuật diễn biến tâm lý họ thế nào.

Trong khi đó, họ phải đối mặt với việc hòa nhập cộng đồng, họ sống được với cái hình thể bên ngoài và thích nghi được với cái cơ quan sinh dục mới. Họ không được xã hội công nhận, không được đổi tên, bị đuổi việc, không còn tiền chữa trị, gia đình xã hội hắt hủi…  Như vậy, nếu chỉ quy định trước chuyển giới, chuyển giới song không quan tâm đến họ tức là mình tiếp tay đẩy họ vào ngõ cụt. Cái ngõ cụt ấy ai cũng biết nó vô cùng đáng sợ.

Nhưng ít ra họ được sống đúng với giới tính mong muốn của mình và đáp ứng được bạn tình?

Họ muốn khẳng định sống bằng con người thực của mình nhưng họ không biết được viễn cảnh họ sống bằng con người thực đó, họ phải đối mặt với việc mất cảm giác hứng tình và cảm xúc tình dục mất đi. Bởi tử cung và dương vật thật là cơ quan tạo cảm hứng hứng tình.

Khi bị cắt đi cảm hứng hứng tình hết và cảm xúc về tình dục cũng hết. Vì vậy, cái rối loạn của người cắt cơ quan sinh dục đấy mất hứng tính và từ đó họ bị rối loạn tâm lý dẫn đến rất nhiều các hành động tiêu cực vì không thỏa mãn và tử tự.

Với những người chuyển giới thường người ta hay đặt vấn đề quan hệ lên trên hết nhưng người ta phải hiểu rằng những lesbian (quan hệ đồng giới nữ) và gay (quan hệ đồng giới nam) mang lại xúc cảm lớn hơn nhiều so với những người chuyển giới. Cho nên trên thế giới vẫn có xu hướng giữ lại cơ quan sinh dục để cho những người đồng giới giải quyết quan hệ Sex bằng cơ quan sinh dục vốn có của họ.

Vậy ông có lời khuyên nào cho các nhà làm luật và những người muốn chuyển giới?

Cần phải có sự đồng bộ trong hệ thống y tế, pháp luật và đặc biệt người chuyển giới phải chấp nhận đối mặt với mọi vấn đề xảy ra khi chấp nhận chuyển đổi. Để tạo ra một ca chuyển giới hoàn chỉnh mất rất nhiều công, nhiều tiền của, rồi còn theo dõi, điều trị thuốc cả đời. Đây là vấn đề không chỉ của một cá nhân người chuyển giới mà là vấn đề liên quan đến cả gia đình, xã hội…

Xin cảm ơn GS.TS!

Thúy Nga

(thực hiện)

Theo Đời sống
“Không dám tham nhũng”

“Không dám tham nhũng”

Năm 2023, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được lãnh đạo, chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt, đồng bộ, có bước đột phá mới, đạt nhiều kết quả toàn diện.
Có nên bỏ Quỹ Bình ổn Giá xăng dầu?

Có nên bỏ Quỹ Bình ổn Giá xăng dầu?

Tại KLTT việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác quản lý Nhà nước về xăng dầu, TTCP chỉ ra nhiều bất cập trong quản lý, sử dụng Quỹ BOG. Dư luận đặt câu hỏi có nên tiếp tục duy trì quỹ này khi có nhiều bất ổn.
Duyên nợ với… GS.VS Trần Đại Nghĩa

Duyên nợ với… GS.VS Trần Đại Nghĩa

Nhớ về Khoa học và Đời sống, chúng ta nhắc đến các vị Chủ nhiệm của Báo - những nhà khoa học tài năng, giàu lòng yêu nước, thương nòi, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và Bác Hồ vĩ đại.
70 Trần Hưng Đạo… mái nhà chung để trở về

70 Trần Hưng Đạo… mái nhà chung để trở về

Đối với những người đã và đang công tác tại Khoa học và Đời sống, 70 Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là mái nhà chung để trở về trong tình đồng nghiệp mến thương cùng niềm tự hào về tờ báo có truyền thống 65 năm.
back to top