Dùng nhiều thuốc cùng lúc chưa hẳn là tốt

Người cao tuổi (NCT) thường bị nhiều bệnh do đó dùng nhiều thuốc. Nhưng dùng nhiều thuốc cùng lúc chưa hẳn là tốt.Dưới đây chúng tôi nêu ra một số ví dụ cụ thể.

<p><strong>Bất lợi khi d&ugrave;ng qu&aacute; nhiều thuốc c&ugrave;ng l&uacute;c</strong></p> <p>Dễ thấy l&agrave; thừa thuốc hay &ldquo;xung đột&rdquo; tương t&aacute;c thuốc. Một v&agrave;i v&iacute; dụ:</p> <p>NCT bị đau dạ d&agrave;y kh&oacute; chịu mất ngủ.Vừa d&ugrave;ng thuốc giảm tiết dịch cimetidin lại vừa d&ugrave;ng thuốc ngủ seduxen. Cimetidin vốn c&oacute; t&aacute;c dụng phụ g&acirc;y l&uacute; lẫn, k&iacute;ch động hoang tưởng, d&ugrave;ng seduxen sẽ l&agrave;m cho t&aacute;c dụng phụ n&agrave;y tăng l&ecirc;n, g&acirc;y buồn ngủ&nbsp; d&agrave;i kh&ocirc;ng chủ động được, dễ bị ng&atilde;. Trong trường hợp n&agrave;y, thầy thuốc thường&nbsp; chỉ&nbsp; d&ugrave;ng cemitidin; khi dịch tiết giảm, dạ d&agrave;y ổn định người bệnh sẽ ngủ được m&agrave; kh&ocirc;ng nhất thiết phải d&ugrave;ng seduxen.</p> <p>NCT đang d&ugrave;ng thuốc trầm cảm sertralin, bị mất ngủ lại d&ugrave;ng th&ecirc;m thuốc ngủ triazolam. Thuốc trầm cảm&nbsp; sertralin ức chế c&aacute;c chất dẫn truyền thần kinh do đ&oacute; l&agrave;m tăng hợp l&yacute; lượng chất dẫn truyền thần kinh trong synap (bộ phận tiếp x&uacute;c với tế b&agrave;o thần kinh, l&agrave;m nhiệm vụ truyền tin) khiến cho người trầm cảm tho&aacute;t khỏi t&igrave;nh trạng kh&ocirc;ng muốn hoạt động l&agrave;m việc, buồn ch&aacute;n&hellip; n&ecirc;n c&oacute; thể coi thuốc l&agrave;m k&iacute;ch th&iacute;ch thần kinh trung ương.</p> <p><img alt="Dùng nhiều thuốc cùng lúc chưa hẳn là tốt" src="https://khds.1cdn.vn/2019/01/06/dung_nhieu_thuoc_1.jpg" title="Dùng nhiều thuốc cùng lúc chưa hẳn là tốt" /></p> <p>Tr&aacute;i lại, thuốc ngủ triazolam c&oacute; t&aacute;c dụng ức chế thần kinh trung ương.Hai thuốc c&oacute; t&aacute;c dụng ngược chiều, d&ugrave;ng c&ugrave;ng l&uacute;c sẽ l&agrave;m mất hiệu quả của nhau. Trong trường hợp bị trầm cảm m&agrave; c&oacute; th&ecirc;m bị mất ngủ, thầy thuốc thường cho d&ugrave;ng loại thuốc trầm cảm c&oacute; sẵn t&iacute;nh an thần hay phối hợp thuốc trầm cảm với thuốc an thần với liều thấp.</p> <p>Trong một số trường hợp NCT cần d&ugrave;ng c&ugrave;ng l&uacute;c cả hai thuốc để chữa hai bệnh kh&aacute;c nhau thầy thuốc sẽ c&acirc;n nhắc chọn c&aacute;c thuốc kh&ocirc;ng g&acirc;y tương t&aacute;c, cản trở hiệu lực của nhau. Một v&iacute; dụ: NCT đang d&ugrave;ng huyết hạ huyết &aacute;p kh&ocirc;ng được d&ugrave;ng c&aacute;c thuốc chữa hen như ephedrin, corticoid uống hay ti&ecirc;m (v&igrave; c&aacute;c thuốc n&agrave;y l&agrave;m tăng huyết &aacute;p) nhưng thầy thuốc c&oacute; thể cho d&ugrave;ng cortoid h&iacute;t (t&aacute;c dụng tại chỗ với liều nhỏ kh&ocirc;ng g&acirc;y t&aacute;c dụng to&agrave;n th&acirc;n n&ecirc;n kh&ocirc;ng g&acirc;y tăng huyết &aacute;p).</p> <h2><strong>Kết hợp kh&ocirc;ng đ&uacute;ng sản phẩm </strong><strong>&ldquo;</strong><strong>bổ dưỡng&rdquo; v&agrave; thuốc chữa bệnh, g&acirc;y trở ngại cho điều trị </strong></h2> <p>Người bị bệnh mắt đ&atilde; d&ugrave;ng một ng&agrave;y 2 vi&ecirc;n tobicom (1 vi&ecirc;n chứa 2.500IU vitamin A), c&ugrave;ng thời gian n&agrave;y lại d&ugrave;ng th&ecirc;m một ng&agrave;y 1 vi&ecirc;n pharmaton (1 vi&ecirc;n chứa 2.664 UI vitamin A). Cộng gộp lại mỗi ng&agrave;y người bệnh đ&atilde; d&ugrave;ng 7.664 IU vitamin A. Nhu cầu mỗi ng&agrave;y chỉ cần 5.000 IU vitamin A.</p> <p>Nhiều nghi&ecirc;n cứu cho biết vitamin A dưới dạng acid retinoic c&oacute; t&aacute;c dụng k&iacute;ch th&iacute;ch sự hoạt động của c&aacute;c tế b&agrave;o hủy xương giảm mật độ chất kho&aacute;ng xương l&agrave;m cho xương dễ g&atilde;y, đồng thời tăng sự h&igrave;nh th&agrave;nh xương m&agrave;ng g&acirc;y n&ecirc;n ph&igrave; đại xương. Những nghi&ecirc;n cứu s&acirc;u hơn cũng cho biết: người bổ sung mỗi ng&agrave;y nhiều hơn 5.000IU vitamin A c&oacute; mật độ xương thấp hơn 10% so với người chỉ bổ sung mỗi ng&agrave;y &iacute;t hơn 5.000IU vitamin A v&agrave;&nbsp; c&oacute; nguy cơ g&atilde;y cổ xương đ&ugrave;i gấp 2,1 lần so với người chỉ bổ sung mỗi ng&agrave;y &iacute;t hơn 1.666 IU vitamin A.</p> <p>Trong trường hợp người bệnh c&oacute; nhu cầu d&ugrave;ng cả hai loại thuốc n&agrave;y, thầy thuốc cần chuyển dịch thời gian d&ugrave;ng mỗi loại ra xa nhau để kh&ocirc;ng tr&ugrave;ng lặp d&ugrave;ng vitamin A c&ugrave;ng l&uacute;c.</p> <p>Trong khi đang d&ugrave;ng thuốc chữa&nbsp; cao huyết &aacute;p, người bệnh lại d&ugrave;ng vi&ecirc;n sủi vitamin C như một loại thuốc bổ dưỡng thậm ch&iacute; d&ugrave;ng nhiều lần trong ng&agrave;y thường xuy&ecirc;n như một loại thuốc giải kh&aacute;t. Natribicarbonat c&oacute; trong vi&ecirc;n sủi l&agrave;m tăng ion Na như khi ăn mặn muối natriclorit.Ion Natri k&eacute;o ion canxi v&agrave;o nội b&agrave;o c&agrave;ng nhiều sẽ dẫn đến t&igrave;nh trạng co cơ.Sự co cơ th&agrave;nh tiểu động mạch tăng sẽ cản trở lưu th&ocirc;ng m&aacute;u g&acirc;y ra tăng huyết &aacute;p.Như vậy ion natri sinh ra trong vi&ecirc;n sủi vitamin C đ&atilde; g&acirc;y trở ngại cho việc d&ugrave;ng thuốc chữa cao huyết &aacute;p.Trong trường hợp người bệnh cao huyết &aacute;p c&oacute; nhu cầu d&ugrave;ng vitamin C (v&iacute; dụ để chữa lở lo&eacute;t miệng), thầy thuốc cho d&ugrave;ng loại vi&ecirc;n vitamin C kh&ocirc;ng sủi (kh&ocirc;ng chứa natri bacarbonat) hoặc đơn giản hơn c&oacute; thể d&ugrave;ng c&aacute;c thực phẩm gi&agrave;u vitamin C.</p> <h2><strong>Phối hợp&nbsp; nhiều thuốc c&ugrave;ng chữa một bệnh kh&ocirc;ng tăng lợi &iacute;ch m&agrave; tăng độ độc</strong></h2> <div> <ul style="display: flex;"> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> </ul> </div> <p>Khi phối hợp hai thuốc c&ugrave;ng cơ chế dược l&yacute; để chữa một bệnh ho&agrave;n to&agrave;n kh&ocirc;ng c&oacute; lợi... Một th&iacute; dụ: khi nhiễm khuẩn h&ocirc; hấp cấp nặng thầy thuốc đ&atilde;&nbsp; cho d&ugrave;ng amikacin với liều th&iacute;ch hợp đ&atilde; ức chế được vi khuẩn. Tất nhi&ecirc;n phải d&ugrave;ng đủ thời gian bệnh mới lui đươc.Người bệnh sốt ruột d&ugrave;ng th&ecirc;m cả gentamycin ti&ecirc;m. D&ugrave;ng th&ecirc;m gentamicin ti&ecirc;m kh&ocirc;ng tăng th&ecirc;m hiệu lực (v&igrave; ri&ecirc;ng amikacin đ&atilde; đủ ức chế vi khuẩn rồi) trong khi đ&oacute; lại l&agrave;m tăng th&ecirc;m độ độc với th&iacute;nh gi&aacute;c g&acirc;y điếc ( v&igrave; cả hai thuốc đều c&ugrave;ng c&oacute; độc t&iacute;nh n&agrave;y).</p> <p>Mặt kh&aacute;c cũng cần biết&nbsp; c&oacute; trường hợp thầy thuốc c&oacute; thể cho phối hợp hai hay nhiều thuốc chữa một bệnh: Một v&agrave;i v&iacute; dụ: d&ugrave;ng glibenclamid c&oacute; cơ chế k&iacute;ch th&iacute;ch tuyến tụy v&agrave; d&ugrave;ng meformin c&oacute; cơ chế ức chế gan ph&oacute;ng th&iacute;ch glucose từ glycogen để c&ugrave;ng chữa đ&aacute;i th&aacute;o đường t&yacute;p 2. Khi d&ugrave;ng ri&ecirc;ng lẻ với liều cao, glibenclamid c&oacute; thể g&acirc;y hạ đường huyết, meformin c&oacute; thể l&agrave;m tăng acid lactic m&aacute;u.Khi d&ugrave;ng phối hợp như thế mỗi loại chỉ cần d&ugrave;ng liều bằng khoảng 50% liều khi d&ugrave;ng ri&ecirc;ng lẻ để giảm thiểu độc t&iacute;nh. D&ugrave;ng 3 - 4 kh&aacute;ng sinh c&oacute; cơ chế dược l&yacute; kh&aacute;c nhau tr&ecirc;n vi khuẩn lao để chữa bệnh lao sẽ &ldquo;cộng hợp&rdquo; t&aacute;c dụng kh&aacute;ng khuẩn của c&aacute;c loại kh&aacute;ng sinh n&agrave;y n&ecirc;n l&agrave;m tăng hiệu lực chữa bệnh. Đ&acirc;y l&agrave; c&aacute;c&nbsp; c&aacute;ch phối hợp c&aacute;c thuốc c&oacute; cơ chế dược l&yacute; kh&aacute;c nhau, ta cần tu&acirc;n theo sự phối hợp n&agrave;y m&agrave; kh&ocirc;ng sợ bị d&ugrave;ng nhiều thuốc.</p> <p>Ngo&agrave;i ra, người d&acirc;n ta c&ograve;n c&oacute; th&oacute;i quen &ldquo;xấu&rdquo;, mới d&ugrave;ng biệt dược n&agrave;y thấy chưa đỡ lại t&igrave;m ngay biệt dược kh&aacute;c thay thế hay d&ugrave;ng th&ecirc;m. Một th&iacute; dụ: đang d&ugrave;ng thuốc hạ sốt paracetamol lại thay đổi hoặc d&ugrave;ng th&ecirc;m panadol, thực chất cũng c&oacute; chứa paracetamol v&agrave; ibuprofen. Khi d&ugrave;ng thay ngay, paracetamol đang c&ograve;n trong cơ thể, hoặc d&ugrave;ng c&ugrave;ng l&uacute;c paracetamol trong hai biệt dược n&ecirc;n thực tế paracetamol tăng gấp hai lần.Liều cao paracetamol c&oacute; thể g&acirc;y vi&ecirc;m gan cấp</p> <h2><strong>Tăng liều d&ugrave;ng k&eacute;o d&agrave;i theo cảm t&iacute;nh g&acirc;y ra tai biến</strong></h2> <p>Do sợ tăng đường huyết, đ&ocirc;i khi người bệnh tự &yacute; tăng liều thuốc chữa đ&aacute;i th&aacute;o đường để ph&ograve;ng; việc l&agrave;m n&agrave;y dẫn đến hạ đường huyết qu&aacute; mạnh, dưới mức an to&agrave;n, sẽ g&acirc;y hạ huyết &aacute;p trụy mạch. Th&ocirc;ng thường nếu người bệnh kh&ocirc;ng thay đổi chế độ ăn v&agrave; d&ugrave;ng thuốc đ&uacute;ng giờ (trước hay sau bữa ăn theo hướng dẫn) sẽ kh&ocirc;ng xảy ra tăng đường huyết.</p> <p>Thầy thuốc thường cho thuốc hạ huyết &aacute;p xuống đến mức chấp nhận được gọi l&agrave; huyết &aacute;p mục ti&ecirc;u. Khi thấy&nbsp; trong người kh&oacute; chịu người bệnh c&oacute; cảm t&iacute;nh l&agrave; do tăng huyết &aacute;p n&ecirc;n tự &yacute; tăng liều thuốc hạ huyết &aacute;p; dẫn đến tụt huyết &aacute;p qu&aacute; mức c&oacute; khi trụy mạch nguy hiểm. Trong trường hợp n&agrave;y, đ&ocirc;i khi người bệnh chỉ cần chọn chỗ y&ecirc;n tĩnh nằm nghỉ ngơi sẽ hết kh&oacute; chịu.</p> <p><img alt="Dùng nhiều thuốc cùng lúc chưa hẳn là tốt" src="https://khds.1cdn.vn/2019/01/06/dung_nhieu_thuoc_2.jpg" title="Dùng nhiều thuốc cùng lúc chưa hẳn là tốt" /><em>NCT cần kh&aacute;m bệnh tổng qu&aacute;t&nbsp; theo định kỳ</em></p> <p>Trong vi&ecirc;m khớp dạng thấp, chỉ khi đau đến mức kh&ocirc;ng chịu được mới d&ugrave;ng thuốc giảm đau kh&aacute;ng vi&ecirc;m.C&oacute; người chỉ mới đau rất nhẹ đ&atilde; d&ugrave;ng thuốc ngay; kết quả l&agrave; c&aacute;c đợt d&ugrave;ng rất gần nhau.</p> <p>Hay khi giảm đau giảm vi&ecirc;m đến mức cơ thể c&oacute; thể chịu đựng được phải ngừng d&ugrave;ng thuốc.C&oacute; người muốn chữa khỏi hẳn bệnh (thực tế bệnh chỉ c&oacute; thể ổn định nhưng kh&ocirc;ng khỏi) n&ecirc;n cứ k&eacute;o d&agrave;i thời gian d&ugrave;ng thuốc. Do d&ugrave;ng nhiều đợt qu&aacute; gần nhau v&agrave; d&ugrave;ng k&eacute;o d&agrave;i kh&aacute;ng vi&ecirc;m kh&ocirc;ng steroid ph&aacute;t sinh c&aacute;c t&aacute;c dụng phụ sẽ vi&ecirc;m lo&eacute;t dạ d&agrave;y vi thể (phải soi mới thấy, kh&ocirc;ng c&oacute; biểu hiện l&acirc;m s&agrave;ng) về sau vi&ecirc;m lo&eacute;t dạ d&agrave;y thực sự (X-quang thấy r&otilde;, c&oacute; dấu hiệu l&acirc;m s&agrave;ng).</p> <h2><strong>L&agrave;m thế n&agrave;o để tr&aacute;nh d&ugrave;ng nhiều thuốc </strong></h2> <p>NCT kh&ocirc;ng được tự &yacute; d&ugrave;ng thuốc, tự &yacute; thay đổi thuốc, thay đổi c&aacute;ch d&ugrave;ng theo kinh nghi&ecirc;m chữa bệnh dựa v&agrave;o cảm t&iacute;nh chủ quan, theo m&aacute;ch bảo của bạn c&ugrave;ng bệnh (những người c&ugrave;ng bệnh nhưng c&oacute; khi rất kh&aacute;c nhau về thể chất v&agrave; mức độ bệnh).</p> <p>NCT cần kh&aacute;m bệnh tổng qu&aacute;t&nbsp; theo định kỳ (thường 6 th&aacute;ng một lần) v&agrave; kh&aacute;m bệnh theo lịch hẹn (nếu c&oacute;) v&agrave; kh&aacute;m bệnh đột xuất (khi cần thiết).</p> <p>NCT&nbsp; cần c&oacute;&nbsp; y bạ để thầy thuốc ghi ch&eacute;p kh&aacute;m chữa bệnh v&agrave; lần sau thầy thuốc sẽ biết được lần trước đ&atilde; kh&aacute;m chữa thế n&agrave;o. Nếu điều kiện cho ph&eacute;p c&oacute; thể n&ecirc;n c&oacute; một thầy thuốc gia đ&igrave;nh theo d&otilde;i sức khỏe.</p> <p>Hiện nay c&aacute;c bệnh viện lớn thường c&oacute; nhiều ph&ograve;ng kh&aacute;m.NCT chỉ n&ecirc;n kh&aacute;m một chuy&ecirc;n khoa n&agrave;o đ&oacute; m&agrave; m&igrave;nh nghi bị bệnh hoặc n&ecirc;n kh&aacute;m sức khỏe tổng qu&aacute;t nếu thầy thuốc thấy cần kh&aacute;m chữa chuy&ecirc;n khoa n&agrave;o sẽ giới thiệu đến ph&ograve;ng đ&oacute;.Tr&aacute;nh t&igrave;nh trạng v&igrave; ngại đi lại m&agrave; tranh thủ kh&aacute;m nhiều chuy&ecirc;n khoa, được cho nhiều đơn thuốc trong một ng&agrave;y, khi về lại l&uacute;ng t&uacute;ng kh&ocirc;ng biết d&ugrave;ng thế n&agrave;o?<strong><em> </em></strong></p> <div> <div> <div> <div>&nbsp;</div> <div>&nbsp;</div> </div> </div> <div> <div>&nbsp;</div> </div> </div>

Theo suckhoedoisong.vn
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top