Dùng mùi để dẫn dụ, xua đuổi

Hầu hết các động vật bậc cao đều có cơ quan khứu giác để phát hiện và phân biệt mùi. Thực tế này đã gợi mở cho công tác nghiên cứu- ứng dụng các loại “mùi” khác nhau để “dẫn dụ” hoặc “xua đuổi” động vật, dùng mùi để dẫn dụ, xua đuổi.

Các nhà khoa học có thể sử dụng mùi để dẫn dụ, xua đuổi.

Hỏi: Tôi nghe nói, trong đời sống tự nhiên, các loài đều thích hoặc ghét mùi nào đó. Điều này có đúng không?

Nguyễn Thu Hà (Hà Nội)

Th.S Nguyễn Trọng Tín, Đại học Hồng Đức, Thanh Hóa: Hầu hết các động vật bậc cao đều có cơ quan khứu giác (thậm chí là rất phát triển) để phát hiện và phân biệt các “mùi”.

Thực tế này đã gợi mở cho công tác nghiên cứu- ứng dụng các loại “mùi” khác nhau để “dẫn dụ” hoặc “xua đuổi” động vật.

Ví như mùi tanh để dẫn dụ các loại ruồi nhặng; mùi xác thối để dẫn dụ chim kền kền; mùi chua ngọt để thu hút các con bướm đêm họ Noctuidae; mùi hôi – tanh để dẫn dụ những con bọ xít dài hại lúa (Leptocorisa acuta Th).; mùi của chất indon và scaton được hình thành nhiều trong các đống phân tươi của động vật lại được coi như nước hoa “Chanel No5” với họ hàng con họ hung…

Ngược lại, mùi hăng của củ nén (hành tăm), tỏi để xua đuổi rắn, mùi thơm của tinh dầu xả để xua đuổi muỗi, mùi của cây Derris elliptica đeo trên sừng Trâu để đuổi đi những con ve, rận ký sinh, hay mùi của những viên Băng phiến làm hạn chế sự cư trú của những con mạt, gián, rận trong các tủ đựng quần áo của gia đìnhđuổi muỗi, …

Thu Hà

Theo Đời sống
back to top