Dùng máy cưa giải cứu ngón tay bị kẹt trong tay nắm cửa

(khoahocdoisong.vn) - Trong phòng mổ, các bác sĩ của Bệnh viện Chấn thương - Chỉnh hình TPHCM bảo nhau, đi máy cắt nhẹ thôi, nhấp nhấp từng cái để tránh tổn thương tay con trẻ. Sợ nóng tay gây bỏng cho bệnh nhi, các bác sĩ lại lấy nước để sẵn.

Cậu bé ngụ tại quận 12 nhập viện do kẹt ngón tay trỏ vào ổ khóa tay nắm cửa bị hỏng trong lúc nghịch ngợm. Các bác sĩ tại y tế địa phương thất bại trong việc tháo bỏ dị vật nên đã chuyển bệnh nhi lên Bệnh viện Chấn thương - Chỉnh hình TPHCM.

Cậu bé 12 tuổi nghịch ngợm cho ngón tay trỏ vào giữa ổ khóa tay nắm cửa...

Cậu bé 12 tuổi nghịch ngợm cho ngón tay trỏ vào giữa ổ khóa tay nắm cửa...

... Và ngón tay bị kẹt lại.

... Và ngón tay bị kẹt lại.

Tại Phòng Cấp cứu, các bác sĩ của Bệnh viện Chấn thương - Chỉnh hình TPHCM đã thử đưa các dung dịch bôi trơn vào để rút ngón tay ra nhưng không được vì ngón tay càng ngày càng bị phù nề nên càng bị siết chặt trong vòng tròn.

Theo BS Trần Chí Khôi, Bệnh viện Chấn thương - Chỉnh hình TPHCM, khi ngón tay bị phù nề nặng, theo cách thông thường như tháo nhẫn sẽ làm tổn thương kiểu (lột găng) nghĩa là toàn bộ da cơ và gân của ngón tay sẽ bị tổn thương nghiêm trọng mặc dù có khâu lại cũng khó phục hồi chức năng.

Các bác sĩ của Bệnh viện Chấn thương - Chỉnh hình TPHCM chuẩn bị giải cứu ngón tay trỏ của cậu bé bằng máy cưa.

Các bác sĩ của Bệnh viện Chấn thương - Chỉnh hình TPHCM chuẩn bị giải cứu ngón tay trỏ của cậu bé bằng máy cưa.

Những tia lửa điện phát ra trong phòng mổ khi bác sĩ dùng máy cửa xẻ dọc dị vật bao trùm ngón tay trỏ của cậu bé.

Những tia lửa điện phát ra trong phòng mổ khi bác sĩ dùng máy cửa xẻ dọc dị vật bao trùm ngón tay trỏ của cậu bé.

Cuối cùng, các bác sĩ đã tiến hành mổ cấp cứu. Nếu để quá lâu, ngón tay có nguy cơ bị mất do thiếu máu nuôi vì ngày càng bị phù nề tạo thành hiện tượng “garot” buộc chặt.

Các bác sĩ đã trở thành “thợ máy” khi khéo léo thiết kế các thiết bị nâng vòng khóa, kềm cắt… và dùng máy cưa xẻ dọc tay nắm cửa để lấy “dị vật” ra khỏi ngón tay của cậu bé, cắt lọc vết thương.

Giảm nhiệt độ nơi vết cắt.

Giảm nhiệt độ nơi vết cắt.

Sau khi cưa cắt tay nắm cửa lấy ra khỏi ngón tay, vết thương trên ngón tay trỏ của bệnh nhi gần hết chu vi đốt gần ngón tay trỏ, lộ mô dưới da, lẫn nhiều mạt cưa.

Cậu bé hoàn toàn không la hét và hợp tác rất tốt với các y bác sĩ. Các bác sĩ cho biết, tiên lượng sau xử lý ca này tốt vì không gây thêm tổn thương ngón tay của cậu bé.

Theo Đời sống
back to top