Dùng đúng thuốc chống đông nhóm đối kháng vitamin K

Thuốc chống đông kháng vitamin K được sử dụng ngày càng phổ biến, nhưng không thể vì thế mà coi nhẹ các phản ứng bất lợi do thuốc gây ra, đặc biệt là nguy cơ chảy máu. Điều này đòi hỏi sự giám sát nghiêm ngặt của bác sĩ và dược sĩ theo dõi điều trị.

Thuốc chống đông nhóm đối kháng vitamin K là một loại thuốc chống đông được sử dụng nhiều nhất. Thuốc chỉ cần dùng 1 lần duy nhất trong ngày, nhưng vẫn duy trì được một tình trạng chống đông ổn định do được hấp thu tốt qua đường uống và có thời gian bán hủy khá dài (khoảng 37 giờ).

Những trường hợp chỉ định dùng thuốc

Nhồi máu cơ tim: Sự hình thành huyết khối trong buồng tim và tắc mạch đại tuần hoàn hay gặp nhất trong vòng 3 tháng đầu sau khi bị nhồi máu cơ tim. Đặc biệt là nhồi máu cơ tim trước rộng, phình vùng mỏm tim, rối loạn chức năng thất trái trầm trọng, suy tim nặng hoặc bị rung nhĩ.

Huyết khối tĩnh mạch sâu: Nên dùng thuốc chống đông nhóm đối kháng vitamin K từ 3 - 6 tháng hoặc dài hơn (nếu bác sĩ yêu cầu).

Rung nhĩ:

- Rung nhĩ có kèm theo bệnh van hai lá (hẹp và/hoặc hở hai lá) có nguy cơ bị tắc mạch cao nhất, đặc biệt là khi có giãn nhĩ trái hay có tiền sử bị đột quỵ.

- Rung nhĩ và đột quỵ cấp: Mặc dù đột quỵ cần dùng thuốc chống đông, nhưng nên loại trừ xuất huyết não bằng chụp cắt lớp vi tính sọ não hoặc chụp cộng hưởng từ trước khi sử dụng thuốc. Trong trường hợp nhũn não diện rộng, nên trì hoãn việc dùng thuốc chống đông sau 1 tuần để cho tổn thương ổn định (đề phòng chảy máu não thứ phát).

- Với các loại van tim cơ học phải dùng thuốc chống đông nhóm đối kháng vitamin K lâu dài, gần như suốt đời.

- Van hai lá sinh học: Nên dùng thuốc chống đông nhóm đối kháng vitamin K trong vòng 6 - 12 tuần đầu sau phẫu thuật vì đây là khoảng thời gian có nguy cơ bị tắc mạch do huyết khối cao nhất. Sau đó, có thể duy trì chống đông bằng aspirin. Nên dùng thuốc chống đông nhóm đối kháng vitamin K kéo dài nếu bị rung nhĩ, nhĩ trái giãn nhiều hay suy giảm chức năng thất trái.

- Van động mạch chủ sinh học có nguy cơ bị tắc mạch rất thấp. Do đó, chỉ cần dùng aspirin 6 - 12 tuần là đủ.

thuoc-chong-dong.jpg
Dùng đúng thuốc chống đông cho nhóm đối kháng vitamin K.

Đối tượng không nên dùng

- Mới bị đột quỵ.

- Bị tăng huyết áp chưa kiểm soát được (huyết áp tối đa > 160mmHg).

- Bị xơ gan.

- Mới bị xuất huyết đường tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục...

- Đang mang thai 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối.

Liều dùng của thuốc

Bác sĩ sẽ xác định liều thuốc cần dùng bằng cách thử máu. Liều thuốc kháng vitamin K dùng cho mỗi người hằng ngày có khác nhau (vì phải điều chỉnh liều theo tỷ lệ PT và INR), ví dụ như ngày chẵn uống 1/4 viên, ngày lẻ uống 1/2 viên...). Do vậy, phải đảm bảo chắc chắn rằng bạn uống đúng liều thuốc chống đông theo ngày.

Bệnh nhân cố gắng uống thuốc vào cùng một thời điểm trong ngày. Uống thuốc theo đúng cách mà bác sĩ căn dặn. Nếu quên uống thuốc, hãy nói với bác sĩ. Hãy uống liều thuốc đã quên càng sớm càng tốt ngay ngày hôm đó. Không bao giờ được uống gấp đôi liều thuốc vào ngày hôm sau.

Sử dụng thuốc chống đông kháng vitamin K cho người bệnh là một “con dao hai lưỡi”. Thuốc kháng vitamin K có nhiều nhược điểm như bắt đầu tác dụng chậm, cách theo dõi điều trị phức tạp, khoảng trị liệu hẹp, tương tác với nhiều loại thức ăn và thuốc, do đó, việc nâng cao hiểu biết, theo dõi và trong thực hành là rất quan trọng”

TS.BS Lê Xuân Dương (Khoa A11, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108)

  -

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top