Đừng để bệnh tật đánh gục bạn

(khoahocdoisong.vn) - Đừng để bệnh tật đánh gục bạn, khi chúng tôi vẫn luôn ở đây, sẵn sàng hỗ trợ, đó là khẳng định của TS.BSCKII Phan Minh Hoàng, Phó Giám đốc Điều hành Bệnh viện Phục hồi Chức năng - Điều trị bệnh Nghề nghiệp TPHCM về công tác phục hồi chức năng trong điều trị bệnh.
Các bác sĩ Bệnh viện Phục hồi Chức năng - Điều trị Bệnh Nghề nghiệp TPHCM đã trả lại cho gia đình, cho xã hội một chàng trai khỏe mạnh, tự đi và tự sinh hoạt.

Các bác sĩ Bệnh viện Phục hồi Chức năng - Điều trị Bệnh Nghề nghiệp TPHCM đã trả lại cho gia đình, cho xã hội một chàng trai khỏe mạnh, tự đi và tự sinh hoạt. 

Nhiều tác nhân vật lý để điều trị

Tạ Công Hậu là một trong hàng ngàn bệnh nhân mất tay và chân được Bệnh viện Phục hồi Chức năng - Điều trị bệnh Nghề nghiệp TPHCM điều trị với nhiều liệu pháp nâng đỡ và phục hồi chức năng. Tính từ lúc Hậu nằm ngửa trên giường không thể tự ngồi dậy sau tai nạn phỏng điện mất cả 3 chi cho đến khi được các bác sĩ Khoa Phục hồi Chức năng - Vật lý Trị liệu của bệnh viện “nâng niu”, tự đứng và đi lại chỉ mất 4 tháng.

Bệnh nhân dù mất đi các chi vẫn còn nhiều hy vọng quay lại cuộc sống, TS.BSCKII Phan Minh Hoàng, Phó Giám đốc Điều hành Bệnh viện Phục hồi Chức năng - Điều trị bệnh Nghề nghiệp TPHCM, khẳng định.

Bệnh nhân dù mất đi các chi vẫn còn nhiều hy vọng quay lại cuộc sống, TS.BSCKII Phan Minh Hoàng, Phó Giám đốc Điều hành Bệnh viện Phục hồi Chức năng - Điều trị bệnh Nghề nghiệp TPHCM, khẳng định.  

Sau những tổn thương và mất mát thực thể, bệnh nhân thường bị sang chấn về tâm lý, bi quan và không chấp nhận thực tế. Từ đó, bệnh nhân buông xuôi, không phối hợp với các y bác sĩ hay kỹ thuật viên để tập luyện.

“Chúng tôi luôn có bác sĩ tâm lý hỗ trợ tinh thần, giúp bệnh nhân hiểu được đó là thực tế và chấp nhận. Thậm chí, hiện nay, theo tiến bộ của y học và sự phát triển kỹ thuật y sinh, bệnh nhân có thể lắp chi giả cũng như lựa chọn chi giả thẩm mỹ hay chi giả chức năng”, TS.BSCKII Phan Minh Hoàng cho biết.

Tại Bệnh viện Phục hồi Chức năng - Điều trị Bệnh Nghề nghiệp TPHCM, những bệnh nhân bị mất chi như vậy đều được các bác sĩ lên chi tiết một kế hoạch điều trị lâu dài, tập vật lý trị liệu, tâm lý trị liệu… Thời gian điều trị có thể kéo dài khoảng 6 tháng đến 1 năm. Các mỏm cụt ở các đầu chi cần được chăm sóc chu đáo, băng ép mỏm cụt cho thon gọn săn chắc, tập ạnh mỏm cụt để có thể vận động khi bệnh nhân mang chi giả.

Trong phục hồi chức năng, các bác sĩ sẽ phối hợp để điều trị cho bệnh nhân như tập vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, thủy trị liệu, dụng cụ chỉnh hình, tâm lý trị liệu… (Ảnh tư liệu)

Trong phục hồi chức năng, các bác sĩ sẽ phối hợp để điều trị cho bệnh nhân như tập vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, thủy trị liệu, dụng cụ chỉnh hình, tâm lý trị liệu… (Ảnh tư liệu)

Chúng tôi còn triển khai rất nhiều tác nhân vật lý để điều trị bệnh nhân như điện trị liệu, nhiệt trị liệu, quang trị liệu, thấu nhiệt song ngắn và siêu âm.

Ngoài ra, chúng tôi còn triển khai các ứng dụng của laser công suất thấp như: laser chiếu ngoài, laser chiếu điểm, laser nội mạch kết hợp điện từ trường để điều trị cho các bệnh nhân sau tai biến mạch máu não, thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn giấc ngủ, viêm đa khớp… Vì vậy, bệnh nhân vẫn còn nhiều hy vọng quay lại cuộc sống,.

Lại thêm một lần cơ hội!

Theo TS.BSCKII Phan Minh Hoàng, quá trình phục hồi chậm rãi, nhưng rồi bệnh nhân sẽ vỡ òa hạnh phúc khi có thể nhấc tay lên khỏi cổ tay, cũng như có thể với tay lên để nắm lấy vòi hoa sen ở nhà.

Theo TS.BSCKII Phan Minh Hoàng, quá trình phục hồi chậm rãi, nhưng rồi bệnh nhân sẽ vỡ òa hạnh phúc khi có thể nhấc tay lên khỏi cổ tay, cũng như có thể với tay lên để nắm lấy vòi hoa sen ở nhà.

Trong xu hướng phát triển phục hồi chức năng, BSCKI Đinh Quang Thanh, Trưởng khoa Phục hồi Chức năng - Vật lý Trị liệu cho biết, riêng lĩnh vực Phục hồi chức năng hiện nay, Bệnh viện Phục hồi Chức năng - Điều trị Bệnh Nghề nghiệp TPHCM đang ứng dụng vận động trị liệu, hoạt động trị liệu, điện trị liệu, quang trị liệu, nhiệt trị liệu, thủy trị liệu, kéo nắn trị liệu…

BSCKI Đinh Quang Thanh, Trưởng khoa Phục hồi Chức năng - Vật lý Trị liệu, đang thăm khám cho bệnh nhân Tạ Công Hậu ngày đầu nhập viện.

BSCKI Đinh Quang Thanh, Trưởng khoa Phục hồi Chức năng - Vật lý Trị liệu, đang thăm khám cho bệnh nhân Tạ Công Hậu ngày đầu nhập viện. 

Hầu hết các chuyên khoa đều cần đến phục hồi chức năng, từ đơn vị hồi sức tích cực, đến nội khoa, ngoại khoa, sản khoa, nhi khoa, chuyên khoa thần kinh, cơ xương khớp, tim mạch, hô hấp, bỏng, da liễu, tâm thần, ung thư, tai mũi họng, răng hàm mặt…

Hiện tại, Bệnh viện Phục hồi Chức năng - Điều trị Bệnh Nghề nghiệp đã triển khai phục hồi chức năng cho bệnh nhân đột quỵ, bệnh nhân chấn thương sọ não, bệnh lý cơ xương khớp, bệnh nhân tổn thương tủy sống, bệnh nhân tim mạch, bệnh nhân hô hấp. Bệnh viện sẽ tiếp tục triển khai phục hồi chức năng cho bệnh nhân bị ung thư và phát triển y học thể thao.

Các chương trình tập luyện phục hồi chức năng sẽ giúp bệnh nhân bị tổn thương tủy sống khi ra viện hồi phục về mặt tinh thần, vận động, độc lập... (Ảnh tư liệu)

Các chương trình tập luyện phục hồi chức năng sẽ giúp bệnh nhân bị tổn thương tủy sống khi ra viện hồi phục về mặt tinh thần, vận động, độc lập... (Ảnh tư liệu)

Một nghiên cứu được các bác sĩ và điều dưỡng Khoa Phục hồi Chức năng - Tổn thương Tủy sống thực hiện cho thấy, các chương trình tập luyện bao gồm tập vận động tại giường, tập những sinh hoạt thường ngày, tập sử dụng xe lăn, tập dịch chuyển, quản lý niệu, tư vấn đồng đẳng… đã giúp bệnh nhân bị tổn thương tủy sống khi ra viện hồi phục về mặt tinh thần, vận động, độc lập về tự chăm sóc, hô hấp, giúp bệnh nhân thích nghi và tự sinh hoạt, sống chung với tổn thương một cách tích cực.

“Đừng để bệnh tật đánh gục bạn, khi chúng tôi vẫn luôn ở đây, sẵn sàng hỗ trợ. Kiên trì tập luyện, đừng từ bỏ hy vọng, chắc chắn thành quả sẽ được đền đáp. Bệnh nhân sẽ được điều trị, giúp khôi phục lại các chức năng sinh hoạt hàng ngày, độc lập tối đa trong các hoạt động, tái hoà nhập vào gia đình, cộng đồng và xã hội”, TS.BSCKII Phan Minh Hoàng khẳng định.

Theo Theo KH&ĐS
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top