Dùng cháo gạo tẻ chữa bệnh thế nào?

Theo như quan niệm của y học cổ truyền thì mùa lạnh hàn khí là chú khí. Do đó khi thời tiết lạnh con người rất dễ bị nhiễm bệnh. Vì vậy ngoài việc phải giữ âm cho cơ thể, rèn luyện thể thao thì cần chú ý phải bồi bổ sức khỏe. Món cháo được nấu từ gạo tẻ trong mùa lạnh sẽ là một món ăn tuyệt vời bồi bổ cơ thể nhiều chất dinh dưỡng. Sau đây là một số những món cháo thường được sử dụng để tăng sức khỏe cũng như sức để kháng cho cơ thể.

Cháo gạo tẻ thịt dê

Cháo thịt dê gạo tẻ

Cháo thịt dê gạo tẻ

Sự kết hợp giữa gạo tẻ cùng với thịt dê sẽ mang đến cho gia đình bạn những bát cháo thơm ngon và bổ dưỡng. Đặc biệt là vào mùa đông nếu được ăn bát cháo dê nóng hổi sẽ giúp cho con người thêm ấm áp và nó rất tốt cho người yếu hay ốm vặt tỳ, rối loạn tiêu hóa và vị hư nhược.

Cách nấu: Gạo tẻ 100g rồi vo sạch ngâm nước 30 phút sau đó cho thì vào nồi rồi nấu nhừ thành cháo. Thịt dê 100g rửa sạch rồi thái nhỏ sau đó bạn cho vào nồi cháo đun cho chín nhừ. Đun xong thì nếm gia vị mắm muối, và tiêu cho vừa ăn. Món này bạn nên ăn nóng mới ngon.

Ngoài ra bạn cũng có thể kết hợp 100g gạo tẻ với 250g thịt dê nấu thành cháo rồi nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Bài thuốc này lại có tác dụng rất tốt cho người bị chân tay lạnh, làm ấm tỳ vị, bổ ích khí huyết.

Cháo gạo tẻ cá diếc

Cháo cá diếc có mùi vị thơm ngon và có tính mát và rất bổ dưỡng. Bên cạnh đó thì cháo gạo tẻ cá diếc còn là một bài thuốc rất tốt với người già hay mắc chứng bụng lạnh và chân tay phù thũng.

Nguyên liệu để nấu bao gồm: 100g gạo tẻ,  50g táo đỏ, 250g cá diếc, hành, gừng cũng những gia vị vừa đủ.

Cách chế biến: cá diếc mổ ruột rồi rửa sạch cắt miếng, cho vào nồi, cho gia vị hành, gừng, táo đỏ nấu chín sau đó lấy nước này cũng với gạo tẻ và nấu thành cháo. Nêm gia vị vào cho vừa ăn, món này nên ăn nóng ngày 1 bát chia làm 2 lần.

Cháo tôm gạo tẻ

Cháo tôm gạo tẻ

Cháo tôm gạo tẻ

Gạo tẻ 150g, tôm 100g, gạo ngâm 30 phút cho nở, tôm bóc vỏ sạch hai nguyên liệu này nên ninh nhừ thành cháo, thêm hành và rau thì là, nêm gia vị vừa ăn rồi ăn lúc còn nóng. Bài thuốc này rất thích hợp đối với những người có thể chất dương hư biểu hiện bằng chứng trạng như sợ lạnh, đau lưng, mỏi gối, đầu choáng váng, hoa mắt.

Cháo hẹ gạo tẻ

Sự kết hợp giữa hẹ cùng với gạo tẻ sẽ tạo thành một bát cháo thơm ngon vừa là bài thuốc có tác dụng ôn bổ tỳ và thận dương, với những người dương khí hư suy, đau lưng gối lạnh bài thuốc này rất thích hợp. Cách chế biến món cháo hẹ này vô cùng đơn giản, chỉ cần 100g gạo tẻ nấu thành cháo rồi cho 100g rau hẹ đã thái nhỏ để sôi vài phút là được. Trước khi ăn thì bạn nên chế thêm gia vị cho ngon miệng.

Ngoài các loại cháo gạo tẻ trên thì trong dân gian còn lưu truyền món cháo nấu từ gạo tẻ, lách và dạ dày lợn có tác dụng tốt với người mắc chứng tỳ vị khí hư, lạnh bụng, chân tay lạnh, rồi loạn tiêu hóa. Dùng 100g lá lách, 50g dạ dày lợn và 100g cà rốt làm sạch sau đó thì bạn thái nhỏ xào chín. Cho thêm một ít nước với 100g gạo tẻ để nấu thành cháo. Nêm gia vị vừa ăn cho thêm một ít hành, gừng để cho món cháo thơm ngon hơn.

PV (tổng hợp)

Theo Đời sống
Lợi ích bất ngờ của hạt đu đủ

Lợi ích bất ngờ của hạt đu đủ

Các lợi ích từ quả, hoa đực của cây đu đủ được rất nhiều người biết đến, thế nhưng ít ai biết hạt của loại quả này cũng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nếu tiêu thụ đúng cách.
back to top