Dùng băng urgo thế nào cho đúng?

Nếu lấy băng cá nhân dán ngay vào vết thương, bạn đang sử dụng sai cách, có thể gây nhiễm trùng và tệ hơn là dẫn đến hoại tử.

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta không tránh khỏi những lúc bị trầy xước và chảy máu. Băng urgo được sử dụng để cầm máu và bảo vệ vết thương. Nhưng không phải ai cũng biết cách dùng dụng cụ y tế này. Nếu sử dụng không đúng cách, bạn có thể bị nhiễm trùng vết thương.

Một bệnh viện ở Tô Châu từng tiếp nhận trường hợp bé gái bốn tuổi nhập viện trong tình trạng đầu ngón tay giữa bên trái của bé chuyển sang màu đen và đã bị hoại tử vài ngày. Các ngón tay của cô bé bị như vậy vì sau khi dính chấn thương, bé được dán một miếng băng urgo nhỏ. Nhưng do xử lý sai cách làm máu lưu thông ở các ngón tay không thông suốt, cuối cùng ngón tay bị hoại tử và phải cắt bỏ.

Việc sử dụng urgo để băng vết thương là việc mà ai cũng biết làm. Thế nhưng, cách dán urgo đầu ngón tay mà chúng ta vẫn áp dụng từ trước đến nay lại chưa phải cách làm đúng.

Bước 1:

- Ở 2 đầu miếng urgo, các bạn dùng kéo cắt đôi ra.

Nguồn: 5-minute crafts
Nguồn: 5-minute crafts

Bước 2:

- Chúng mình vẫn đặt phần bông thấm vào đúng vết thương theo cách thông thường.

- Tiếp theo, các bạn dán chéo 2 bên lại theo hướng dẫn trong hình.

Một số lưu ý khi sử dụng băng urgo

Không được dán băng cá nhân một cách tùy tiện

Trước khi sử dụng băng cá nhân, hãy kiểm tra xem vết thương có còn chất bẩn nào không. Nếu có, bạn cần làm sạch vết thương bằng nước muối vô trùng trước khi dán băng cá nhân.

Nếu vết thương do đinh sắt hoặc vật nhọn, sắc đâm vào và tương đối sâu, bạn cần đến bệnh viện điều trị ngay và tiêm phòng uốn ván. Thứ hai, sau khi mở băng cá nhân, tránh làm nhiễm bẩn bề mặt băng.

Khi dán, bề mặt băng phải vừa vặn với vết thương, sau khi dán cần ấn nhẹ lên mặt của vết thương.

Băng cá nhân không phải là thuốc chữa bách bệnh

Băng cá nhân chủ yếu được sử dụng cho các vết thương nhỏ và nông, đặc biệt là các vết cắt ít chảy máu và không cần khâu, chẳng hạn như vết dao cắt, vết xước do kính.

Đối với vết thương rộng, sâu, có dị vật, bạn không nên dùng băng cá nhân mà cần đến bệnh viện kịp thời. Băng cá nhân không nên được sử dụng trên các vết thương bị nhiễm trùng, chẳng hạn như trầy xước da nặng, bỏng...

Đối với viêm nang lông, nhọt, vết thương bị nhiễm trùng có mủ và các bệnh ngoài da khác, việc sử dụng băng cá nhân không phù hợp.

Cách dán băng cá nhân hiệu quả.

Cách dán băng cá nhân hiệu quả.

Băng cá nhân phải thay định kỳ

Đặt một miếng băng cá nhân lên vết thương không có nghĩa là "mọi thứ sẽ ổn". Nếu 24 giờ sau khi sử dụng băng cá nhân, vết thương bỗng đau nhói như có mạch đập hoặc có dịch tiết tràn ra, hãy kịp thời mở băng ra để quan sát xung quanh vết thương. Nếu nó có mẩn đỏ, sưng, nóng và đau, vết thương đã bị nhiễm trùng, cần được bác sĩ điều trị ngay lập tức.

Sau khi sử dụng băng cá nhân, không dùng tay kiểm tra vết thương thường xuyên và tránh va chạm, để không làm vết thương bị hở. Không nên sử dụng băng cá nhân quá lâu và nên thay băng mỗi ngày.

Tránh nước

Không thể sử dụng băng chống thấm nước khi tiếp xúc với nước trong một thời gian dài.

Nếu băng cá nhân không dính chặt vào vùng da xung quanh vết thương, đặc biệt là ở những bộ phận đặc biệt, chẳng hạn như đầu ngón tay, đầu gối và khuỷu tay, băng cá nhân sẽ mất tác dụng chống nước./.

Theo Đời sống
back to top