Đưa STEM lên núi – hành trình của kiên trì và yêu thương

(khoahocdoisong.vn) - Đào tạo theo định hướng STEM không chỉ giúp học sinh có thêm cảm hứng học tập các môn Toán, khoa học, công nghệ, mà còn tạo ra sự dịch chuyển về chất lượng nhân sự, có tác động không nhỏ tới quá trình phát triển.

Vai trò ngày càng quan trọng của STEM

STEM là viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Math (Toán học). Giáo dục STEM về bản chất được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học.

Chia sẻ về ảnh hưởng của STEM tới hoạt động học tập và phát triển nhân sự, TS Đặng Văn Sơn, Giám đốc Học viện Sáng tạo S3, đơn vị đã xây dựng và triển khai chương trình học định hướng STEM tại nhiều trường cho biết: “Chúng ta đều biết công nghệ đang tác động mạnh mẽ tới thế giới. Trước sự vận động ấy, xã hội đặt ra yêu cầu bức thiết phải đào tạo ra những con người có kỹ năng thích ứng, đặc biệt cần phát triển nguồn nhân lực ngành khoa học công nghệ (STEM). Trong các kỳ thi THPT gần đây chứng kiến xu hướng học sinh lựa chọn các ngành khoa học tự nhiên, khoa học cơ bản ngày càng giảm, trong khi đó, đây là ngành mà Việt Nam rất cần để phát triển.

Nếu các môn môn khoa học, Toán, Kỹ thuật, Công nghệ được giảng dạy theo STEM, các em không chỉ trả lời được câu hỏi “Tại sao” khi học các mà còn trả lời tiếp câu hỏi “Dùng như thế nào”, từ đó, tạo nên sự hứng thú và tự tìm hiểu môn học này”.

Tại Việt Nam, ngày càng nhiều trường học, nhất là tại các thành phố lớn đã thiết kế chương trình học đưa STEM vào giảng dạy và nhận được phản hồi tích cực từ phụ huynh và học sinh. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn chưa được phát triển bài bản tại các tỉnh thành khác trên cả nước.

Trong bối cảnh ấy, trường tiểu học Dạ Hợp – Ngôi trường theo đuổi triết lý giáo dục hạnh phúc đầu tiên tại tỉnh Hòa Bình đã trở thành đơn vị tiên phong mang STEM  về địa phương này.

Hành trình “Đưa STEM lên núi”

Ý tưởng “mang STEM lên núi” đã được Ban điều hành Hệ thống giáo dục Dạ Hợp ấp ủ từ lâu. Trong những bản vẽ đầu tiên, phòng STEM đã xuất hiện với mong muốn mang định hướng phát triển này cho học sinh Hòa Bình. Ban giám hiệu đã có một hành trình dài tìm hiểu mô hình STEM tại các đơn vị đào tạo hàng đầu Hà Nội, TPHCM và các đơn vị xây dựng chương trình này. Học viện Sáng tạo S3 tiếp tục được Ban giám hiệu tin tưởng trong việc triển khai đào tạo định hướng STEM cho học sinh Hòa Bình.

“Trong quá trình làm việc với trường, tôi cảm nhận được rõ quyết tâm và tâm huyết của trường khi đầu tư vào hoạt động này. Chúng tôi đều chung tầm nhìn trong việc mang lại sự thay đổi về chất cho hoạt động đào tạo ngành khoa học tự nhiên và kỹ thuật, các bạn nhỏ tại Hòa Bình được tiếp cận thực hành và tự tay kiểm chứng những gì mình học được.

Chúng tôi làm nhiều hoạt động STEM cho các khu vực miền núi, các tỉnh nhưng dừng ở mức hoạt động xã hội. Rất hiếm trường học tại các địa phương có được cơ sở vật chất toàn vẹn để phát triển STEM như tại Dạ Hợp. Môi trường tại đây cũng có nhiều điểm thuận lợi để thực hành STEM, nhờ không gian tự nhiên lớn, các bạn nhỏ được thỏa chí khám phá và ứng dụng kiến thức vào thực hành”, TS Đặng Văn Sơn, Giám đốc Học viện Sáng tạo S3 cho biết.

Dạ Hợp đã đầu tư cơ sở vật chất đầy đủ để phát triển hoạt động tìm hiểu STEM lâu dài, bao gồm các phòng học chuyên biệt, học liệu và đạo cụ tương đương các trường học trên thế giới; thiết kế chương trình riêng biệt và chuyển giao đào tạo dài hạn STEM cho giáo viên từ Học viện Sáng tạo S3. Cùng với đó, trường có đội ngũ cố vấn là các chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong ngành như PGS.TS Nguyễn Hữu Hợp, giảng viên cao cấp Khoa Giáo dục Tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội, TS. Đặng Văn Sơn, giám đốc Học viện Sáng tạo S3 chuyên về các hoạt động STEM…

Học sinh Hòa Bình được trải nghiệm học tập theo định hướng STEM.

Học sinh Hòa Bình được trải nghiệm học tập theo định hướng STEM.

Vào “Ngày hội Top Kid” được trường thiết kế riêng cho các bạn nhỏ 30/6 vừa qua, học sinh Hòa Bình đã được trải nghiệm  nhiều trò chơi STEM như: Trải nghiệm Robot, Cải tạo sao hoả, đóng tàu vượt đại dương, tự tạo vòng tay mã hoá... cùng các hoạt động khoa học kỳ thú khác. Gần 500 lượt phụ huynh – học sinh đã rộn ràng trong tiếng cười và niềm vui khám phá khoa học.

Học sinh Hòa Bình thích thú trải nghiệm STEM.

Học sinh Hòa Bình thích thú trải nghiệm STEM.

Kỳ vọng phát triển một “trường học hạnh phúc”

Hệ thống giáo dục Dạ Hợp là đơn vị đầu tiên của tỉnh Hòa Bình theo đuổi triết lý giáo dục hạnh phúc, trên nền tảng của thuyết “trí thông minh đa dạng”, kết hợp chương trình đào tạo khoa học và khai phóng, tiếp cận chuẩn quốc tế đồng thời bám chắc vào các giá trị văn hóa dân tộc.

Cùng với đó, trường đã đầu tư hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, nhân văn, duyên dáng một sắc màu văn hóa. Trường nằm trong khuôn viên hơn 10.000m2, là một tác phẩm kiến trúc của kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào – chủ nhân của nhiều công trình xanh sáng tạo tại Việt Nam và trên thế giới, lấy cảm hứng từ trò chơi “Rồng rắn lên mây” và hoa văn trên chiếc khăn đội đầu của người con gái Mường.

Chia sẻ về định hướng phát triển của trường, ông Nguyễn Mạnh Dũng, Chủ tịch HĐQT Hệ thống giáo dục Dạ Hợp cho biết: “Với sự đầu tư tỉ mỉ và tâm huyết cùng một tầm nhìn dài hạn, chúng tôi rất kỳ vọng vào sự phát triển của Hệ thống giáo dục Dạ Hợp sẽ tạo ra bước chuyển mình từ gốc cho giáo dục Hòa Bình.  Chính thức vận hành ngôi trường này với nhiều điểm khác biệt trong đào tạo, đặc biệt là đưa định hướng đào tạo STEM vào bài bản là bước đi đầu tiên của Dạ Hợp nhằm tạo ra môi trường học tập, trải nghiệm tốt nhất cho học sinh.

Quan trọng là, các bạn nhỏ của chúng tôi được phát triển, được tự do khám phá, tự do trải nghiệm và hạnh phúc.” – Ông Dũng nhấn mạnh.

Theo Đời sống
Nhiều sai phạm tại Chi cục Thuỷ lợi Nghệ An

Nhiều sai phạm tại Chi cục Thuỷ lợi Nghệ An

Ngoài việc nghiệm thu, quyết toán không đúng khối lượng, đơn giá hạng mục tại nhiều công trình, Chi cục Thuỷ lợi Nghệ An còn không nộp trả ngân sách Nhà nước chi phí quản lý dự án, đầu tư xây dựng không có đối tượng chi trả.
back to top