Đưa dị nguyên vào điều trị dị ứng

(khoahocdoisong.vn) - Phương pháp được chỉ định với tất cả trường hợp dị ứng đường hô hấp trên và dưới và một số trường hợp dị ứng khác. Tuy nhiên, đây là một liệu pháp phải tuân thủ điều trị trong một thời gian dài từ 2 - 5 năm.

Hỏi: Tôi thường xuyên bị sổ mũi, nhất là khi thời tiết thay đổi, bác sĩ khuyên nên điều trị theo phương pháp giảm mẫn cảm, nhưng tôi chưa rõ cách thức, mong KH&ĐS tư vấn.

Lê Phương Thảo (Sơn Tây, Hà Nội)

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên Viện trưởng Viện Tai Mũi Họng T.Ư: Giảm mẫn cảm là một cách điều trị nhằm làm giảm hoặc làm mất đi tình trạng quá mẫn cảm của cơ thể người bệnh với một dị nguyên nào đó (đã thực hiện một số test nhằm tìm ra chính xác loại dị nguyên gây dị ứng, cũng như mức độ dị ứng). 

Phương pháp được chỉ định với tất cả trường hợp dị ứng đường hô hấp trên và dưới và một số trường hợp dị ứng khác. Tuy nhiên, đây là một liệu pháp phải tuân thủ điều trị trong một thời gian dài từ 2 - 5 năm. Nếu bệnh nhân không thực hiện được nghiêm túc chế độ điều trị như vậy thì không nên áp dụng phương pháp này.

Đường tiêm dưới da là đường phổ biến nhất và cũng có hiệu quả nhất. Đường khí dung (aerosol) chỉ dùng cho trẻ em và có nhược điểm là phải dùng khối lượng lớn, nồng độ cao hơn 100 lần so với đường tiêm do đó cũng hay gây ra dị ứng.

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top