Đốt vàng mã không thuộc về các nghi lễ Phật giáo

t vàng mã thuộc về Đạo giáo chứ không thuộc về các nghi lễ Phật giáo. Cổ tục có câu “lễ bạc lòng thành” để khuyên răn mọi người tùy theo cái tâm của mình là chính, có nhiều làm nhiều, có ít làm ít.
đốt vàng mã

“Tôi rất ủng hộ chủ trương các cơ sở Phật giáo không nên đốt vàng mã. Thực hiện chủ trương này hoàn toàn khả thi. Nếu chủ trương loại bỏ tục đốt vàng mã của Giáo hội Phật giáo Việt Nam được các cơ sở thờ tự thực hiện nghiêm túc thì có thể coi đây là sự khởi đầu cho việc chấn hưng Phật giáo theo con đường Phật tại tâm thay vì mang nặng tâm lý cầu xin như hiện nay. Nhưng để thực hiện tốt chủ trương này ở các cơ sở thờ tự là quá trình dài. Nếu có đốt nên làm giản tiện nhất có thể, chứ không phải đốt càng nhiều thì càng được hưởng nhiều lộc.” – Nhà nghiên cứu dân tộc học Nguyễn Văn Huy. tuoitre.vn ngày 24/2

Chỉ những người thiếu tự tin vào năng lực bản thân mới luôn mang nặng tâm lý cầu xin!

“Đốt vàng mã có gốc tích từ tục chia của cho người đã khuất. Lúc đầu, người ta chia cho người đã khuất những của cải thật, sau đó thay bằng các biểu trưng. Đốt vàng mã thuộc về Đạo giáo chứ không thuộc về các nghi lễ Phật giáo. Tục đốt vàng mã là tín ngưỡng dân gian thì chúng ta phải tôn trọng, nhưng cái gì thái quá cũng bất cập. Tín ngưỡng là biểu trưng, trước đây chỉ cần một mảnh giấy viết lên đốt là được. Nhưng nay nhiều người đốt cả ôtô, máy bay, xe máy… Cổ tục ngày xưa có câu “lễ bạc lòng thành” để khuyên răn mọi người tùy theo cái tâm của mình là chính, có nhiều làm nhiều, có ít làm ít.” – Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ. tuoitre.vn ngày 24/2

Phải chăng ngày xưa thì lễ bạc lòng thành còn ngày nay thì miệng nam mô bụng một bồ dao găm!

Nguyên Thuỷ

Theo Đời sống
Tại sao không đánh thuế vàng?

Tại sao không đánh thuế vàng?

Các chuyên gia cho rằng, cần thiết phải đánh thuế vàng. Nhiều người mua vàng đầu cơ, mua bán nhằm sinh lời, khi đã kinh doanh cần phải chịu một số sắc thái thuế cho hoạt động đầu tư giống bất động sản, chứng khoán.
back to top