Đột phá trong nghiên cứu vắc xin điều trị ung thư

Các nhà khoa học sử dụng công nghệ mRNA để phát triển một loại vắc xin điều trị ung thư tuyến tụy, cơ chế thúc đẩy miễn dịch tương tự vắc xin Covid-19.

Barbara Brigham đã trải qua năm 2020 tồi tệ. Mẹ của bà qua đời vào tháng 1 vì tuổi già, chồng bà cũng ra đi vào tháng 6 do bệnh ung thư. Đến tháng 9, bà được chẩn đoán mắc ung thư tuyến tụy, tỷ lệ sống sót sau 5 năm chỉ là 10%.

May mắn là tiến sĩ Vinod Balachandran, người điều trị chính của Brigham, đề nghị bà trở thành tình nguyện viên trong một thử nghiệm lâm sàng điều trị ung thư bằng phương pháp miễn dịch mới. Bà lập tức chấp thuận mà không nghĩ rằng sau hai năm, cơ thể hồi phục mạnh mẽ.

Phép màu đó đến từ loại vắc xin điều trị ung thư do tiến sĩ Balachandran và các đồng nghiệp phát triển dựa trên công nghệ RNA thông tin (mRNA), tương tự vắc xin Covid-19.

Về cơ bản, có hai loại vắc xin dành cho bệnh nhân ung thư. Loại đầu tiên để phòng ngừa nhiễm bệnh, chẳng hạn vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung HPV. Loại thứ hai tiêm sau khi đã mắc bệnh, để huấn luyện hệ miễn dịch phản ứng với các tế bào ung thư, làm giảm nguy cơ khối u tái phát. Bà Brigham được tiêm loại vắc xin thứ hai.

Tiền đề cho loại vắc xin tiềm năng này đến từ nghiên cứu của tiến sĩ Balachandran vào năm 2017. Sau khi phân tích kết quả sinh thiết khối u của bệnh nhân ung thư, họ phát hiện trong khối u của nhiều bệnh nhân chứa một loại protein gọi là neoantigens. Các tế bào miễn dịch có thể nhận diện và biến chúng thành mục tiêu tấn công, ngăn chặn ung thư. Cơ chế này tương đương với loại vắc xin điều trị khối u.

Khi công bố kết quả trên tạp chí Nature, tiến sĩ Balachandran đã nhận được cuộc gọi của Uğur Şahin, Giám đốc điều hành công ty công nghệ sinh học BioNTech, cha đẻ của vaccine Pfizer ngừa Covid-19.

Cả hai quyết định hợp tác, hiện thực hóa ý tưởng về điều trị ung thư tuyến tụy bằng công nghệ mRNA. Đến năm 2019, BioNTech cùng tiến sĩ Balachandran tạo ra loại vắc xin tiềm năng để thử nghiệm lâm sàng trên 20 người, trong đó có Barbara.

Vắc xin mRNA chỉ là một trong nhiều ví dụ về sự tiến bộ của y khoa trong lĩnh vực ngăn ngừa và điều trị ung thư. Đây cũng là minh chứng rõ ràng cho thấy các nghiên cứu cơ bản về hành vi của tế bào có thể được chuyển đổi và ứng dụng cho bệnh nhân một cách linh hoạt.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top