Đông y trị sởi kèm viêm phổi

Bệnh sởi khiến trẻ tử vong đa phần là do biến chứng viêm phổi. Xin giới thiệu các bài thuốc độc đáo Đông y trị bệnh sởi kèm theo biến chứng viêm phổi nặng.

•  Chế độ ăn uống khi bị bệnh sởi

bệnh sởi

Sởi dễ biến chứng viêm phổi ở trẻ.

Sởi là một bệnh thuộc phế kinh gặp nhiều nhất, ở thời kỳ đầu hoặc thời kỳ đã mọc, nếu phong hàn, phong nhiệt vít lấp phế, hoặc nhiệt độc quá thịnh, đều có thể kèm theo bệnh viêm phổi. Đã kèm theo bệnh viêm phổi sẽ ảnh hưởng đến nốt sởi mọc ra thuận lợi hay không; độc sởi nung nấu càng lâu viêm phổi càng mạnh.

Phong tà làm vít lấp phế: Biểu hiện sốt cao không lui, khai thấu đàm suyễn, hô hấp dồn dập, miệng hôi, móng tay, chân tím tái, mũi cánh phập phồng, không có mồ hôi hoặc ít mồ hôi nốt sởi mọc thấu ra ngoài bình thường, mạch phù khẩn chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng. Bài thuốc: Ma hoàng 8g, hạnh nhân 8g, thạch cao 12g, kim ngân hoa 12g, liên kiều 12g, ngưu bàng tử 12g, cát căn 8g, bạc hà 4g, đạm trúc diệp 12g, cam thảo 4g.

Nhiệt độc nung nấu ở trong: Sốt cao không lui; khái thấu suyễn thở, nốt sởi đỏ thẫm tía xám kết dày thành mảng, xuất hiện đổ máu cam, môi khô, mạch hồng sác, lưỡi đỏ ít tân dịch, rêu lưỡi vàng. Bài thuốc: Thạch cao 20g, tri mẫu 8g, hoàng cầm 8g, hoàng liên 4g, ngưu bàng tử 8g, đại thanh diệp 12g, liên kiều 12g, chi tử 8g, đan bì 8g, cam thảo 4g.

Nhiệt độc hãm vào trong: Biểu hiện sốt cao kéo dài hoặc dao động, phiền táo không yên hoặc xuất hiện tinh thần không tỉnh táo, hai mắt trông ngược, mạch trầm sác, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng. Bài thuốc: Thạch cao 16g, chi tử 8g, hoàng liên 4g, xương bồ 8g, liên kiều 12g, sừng trâu 12g, mạch nha 12g, cam thảo 4g, tri mẫu 8g, mạch đông 12g.

Kinh quyết co giật: Biểu hiện: cổ cứng, hai mắt trông ngược, quá lắm thì uốn ván, hàm răng nghiến chặt, hoặc tứ chi run rẩy, mạch huyền khẩn, rêu lưỡi vàng mỏng. Bài thuốc: câu đằng 8g, cúc hoa 12g, cam địa long 8g, thiên ma 8g, Cam thảo 4g, sừng trâu 12g, bạch thược 8g, thuyền thoái 4g, hoàng cầm 8g, tang chi 16g.

Hư nhược suy kiệt: Do tuổi nhỏ hoặc trẻ em tiên thiên bất túc, vì thể lực yếu rất dễ gây nên suy kiệt, có cả chứng phát nhiệt phiền táo, khái tháo không dễ, môi khô răng se, mạch hư sác, lưỡi sạch không có rêu. Bài thuốc: nhân sâm 8g, phụ phiến 12g, long cốt 12g, mẫu lệ 12g, can khương 4g, hoàng kỳ 12g, cam thảo 8g.

Độc lưu đọng ở họng: Biểu hiện tiếng khò khòe, họng đỏ và đau, nuốt khó khăn, sợ lạnh, phiền táo không yên. Bài thuốc: huyền sâm 8g, cát cánh 8g, kim ngân hoa 12g, ngưu bàng tử 12g, đạm đậu xị 8g, mạch đông 8g, cam thảo 4g.

Các bài thuốc trên sắc uống ngày 1 thang. Cho 750ml nước, sắc kỹ còn 300ml  chi uống 3 lần trong ngày sau khi ăn 30 phút.

LY Vũ Quốc Trung

(Hội Đông Y Việt Nam)

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top