Động vật hai mảnh đo ô nhiễm

ng vật hai mảnh nhạy cảm cao với những biến đổi của môi trường. Chúng có khả năng tích lũy các kim loại nặng trong cơ thể ở nồng độ cao hơn môi trường xung quanh.

Hỏi: Người ta có thể nhận biết ô nhiễm bằng quan sát động vật hai mảnh có đúng không?

Vũ Hà Linh (Hà Nội)

GS.TSKH Dương Đức Tiến, Trung tâm Công nghệ Sinh học phục vụ đời sống và sản xuất: Động vật 2 mảnh như sò, ngao, ngán, trai, hến, trùng trục, ốc… là những loài nhạy cảm nhất với những thay đổi của môi trường.

Những loài này có sự nhạy cảm cao với những biến đổi của môi trường. Chúng có khả năng tích lũy các kim loại nặng trong cơ thể ở nồng độ cao hơn môi trường xung quanh. Động vật hai mảnh dễ tích tụ chất ô nhiễm. Vòng đời dài.

Phát hiện ô nhiễm qua động vật hai mảnh là phương pháp phân tích hoá sinh hữu cơ mô cơ thể của một số loài sinh vật có khả nặng tích tụ. Qua đó phát hiện các chất ô nhiễm dễ dàng hơn so với phương pháp phân tích lý – hóa học.

Các loài khác như cá (ít phổ biến hơn do thường có ngưỡng chết với giới hạn nồng độ ô nhiễm nhất định và có phân bố không tĩnh tại), giun đất, rong…

PV (ghi)

Theo Đời sống
back to top