Đông trùng hạ thảo trị hen

(khoahocdoisong.vn) - Các nhà khoa học đã nghiên cứu và nhận thấy ĐTHT có tác dụng dược lý khá phong phú, trong đó có tác dụng bình suyễn, trừ đờm và phòng chống hen phế quản và khí phế thũng.

Hỏi: Tôi bị hen, có người mách dùng đông trùng hạ thảo để trị bệnh nhưng tôi còn phân vân không biết có đúng không? Đề nghị KH&ĐS tư vấn.

(Nguyễn Văn Minh, Hà Nội)

ThS Hoàng Khánh Toàn, nguyên Chủ nhiệm khoa Y học cổ truyền BV T.Ư Quân đội 108: Đông trùng hạ thảo (ĐTHT), còn gọi là trùng thảo, hạ thảo đông trùng hay đông trùng thảo, là một giống nấm mọc ký sinh trên con non của một loại sâu thuộc họ Cánh bướm. Hiện nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu và nhận thấy ĐTHT có tác dụng dược lý khá phong phú, trong đó có tác dụng bình suyễn, trừ đờm và phòng chống hen phế quản và khí phế thũng. Điều này làm sáng tỏ quan điểm của cổ nhân cho rằng ĐTHT có khả năng "bảo phế ích thận" và "dĩ lao khái".

Một nghiên cứu dùng ĐTHT 15 - 30g đem hầm với thịt vịt để trị liệu chứng hư suyễn, đạt hiệu quả khá tốt. Các cách dùng cụ thể để trị liệu hen phế quản như sau: Rượu trùng thảo nhân sâm:  ĐTHT và nhân sâm lượng bằng nhau ngâm trong rượu tốt, sau chừng 10 ngày thì dùng được, uống mỗi ngày 1 ly nhỏ. Trà trùng thảo nhân sâm:  ĐTHT 5g, nhân sâm 3 - 5g, hai thứ đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chứng 10 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.  

Canh đông trùng hùng áp:  ĐTHT 10g, vịt đực 1 con, rượu trắng, gừng tươi, hạt tiêu và gia vị vừa đủ. Vịt làm thịt rồi bỏ ĐTHT vào trong bụng, đem hầm thật nhừ, khi được chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày, mỗi tuần dùng 1 lần.

Theo Đời sống
Độc lạ người đàn ông có 4 quả thận trong cơ thể

Kỳ lạ người đàn ông có tới... 4 quả thận

Người đàn ông 35 tuổi đau dữ dội vùng thắt lưng nghi sỏi thận, đi khám bác sĩ phát hiện có 4 quả thận trong cơ thể. Người bệnh có bất thường về giải phẫu hệ tiết niệu, có nhiều đơn vị thận hơn bình thường dễ bị sỏi thận.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top