Động tác phất thủ liệu kích hoạt tạng phủ

(khoahocdoisong.vn) - Đây là động tác đơn giản mà hiệu quả được ứng dụng nhiều nhất trong bộ “Đạt ma dịch cân kinh”. Việc vẩy tay làm lưu thông sáu đường kinh thủ, tạo cảm giác thoải mái kích hoạt các tạng phủ trong cơ thể...

Thực hành:

- Đứng hai chân mở rộng bằng vai, hai bàn chân song song, các ngón chân bám chặt xuống đất. Người ta ví tư thế này như cây bám rễ chặt vào lòng đất, huyệt dũng tuyền giữa lòng bàn chân lại không tiếp đất, mà lòng bàn chân hơi khum lên để rỗng ở giữa (hình 1)

- Nâng hai cánh tay về phía trước, cổ tay mềm, hơi cong xuống, hít sâu phình bụng ra (hình 2)

Hình 2

Hình 2

- Tiếp tục phất mạnh hai cánh tay từ trước ra sau nhưng thả lỏng cho các khớp và cánh tay tự do, cổ tay vẩy về sau, đồng thời thót bụng thở ép hết thán khí ra ngoài. Các ngón chân bấm chặt xuống, không kiễng gót. Thực hiện nhiều lần từ vài trăm đến 1000 lần (hình 3).

hình 3

hình 3

Tác dụng:

- Đây là một động tác khá phố biến trong dưỡng sinh cho người cao tuổi, các cụ thường gọi là “Đạt ma dịch cân kinh”. Nhưng do tích chất đơn giản mà hiệu quả nên được ứng dụng nhiều nhất trong bộ “Đạt ma dịch cân kinh”.

- Động tác chủ yếu là phất mạnh hai cánh tay từ phía trước ra phía sau nhằm lưu thông khí huyết của các đường kinh thủ. Theo Y học cổ truyền, cơ thể có 12 đường kinh chính và hai mạch Nhâm – Đốc là các đường dẫn truyền năng lượng chính và chứa đựng những năng lực, kích hoạt sự vận hành của một bộ phận cơ thể nào đó, phụ trách một chức năng nào đó của cơ thể. Trong đó có 6 đường kinh thủ qua cánh tay kết nối với tạng phủ. Sáu đường kinh túc đi qua chân kết nối với tạng phủ và Nhâm – Đốc chính giã phần thân cơ thể. Việc vẩy tay, phất cánh tay làm lưu thông 6 đường kinh thủ, tạo cảm giác thoải mái, kích hoạt các tạng phủ liên quan: tim, phổi, đại tràng, dạ dày...

CN Nguyễn Ngọc Dũng (Chủ tịch Học viện Tâm Khí Việt)

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top