Đồng rúp Nga tăng cao nhất trong 7 năm qua

Đồng rúp đã tăng mạnh đến mức ngân hàng trung ương Nga phải tìm cách làm suy yếu đồng tiền vì đồng rúp ngày càng mạnh có thể khiến hàng hóa xuất khẩu trở nên kém cạnh tranh hơn.

Cập nhật tới 11h hôm nay 24/6, đồng rúp Nga đã cán mốc 53,4 rúp đổi 1 USD, tăng 0,59% so với hôm qua. Trong khi, kết thúc phiên ngày hôm qua 23/6, đồng rup có mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 5/2015.

Đầu tháng 3, đồng tiền Nga giảm mạnh tới mức phải 139 rúp  mới đổi 1 USD sau khi Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) công bố các lệnh trừng phạt nhằm vào Moscow.

Trước đó, vào cuối tháng 2, 4 ngày sau khi cuộc chiến ở Ukraine bùng nổ, Nga đã tăng gấp đôi lãi suất cơ bản từ 9,5% lên 20% nên giá trị của đồng rúp đã được cải thiện. Đến tháng 5, Nga lại hạ lãi suất xuống 11%.

dong-rup.jpeg
Nga đã thu về 98 tỷ USD từ xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch, quá nửa thu nhập đến từ EU, khoảng 60 tỷ USD

Hiện, đồng rúp đã tăng giá mạnh đến mức ngân hàng trung ương Nga phải tìm cách làm suy yếu đồng tiền vì đồng rúp ngày càng mạnh có thể khiến hàng hóa xuất khẩu trở nên kém cạnh tranh hơn.

Tuy nhiên, có một thực tế không thể phủ nhận, Nga là nước xuất khẩu khí đốt lớn nhất thế giới và đứng thứ hai về xuất khẩu dầu. Nên cho dù đã giảm bớt sự phụ thuộc vào Nga, mỗi tuần, EU đều phải chi hàng tỷ USD nhập năng lượng từ nước này. Điều đó khiến EU rơi vào thế khó khi họ đã thanh toán tiền mua dầu, than đá, khí đốt cho Nga.

Nga vẫn bội thu nhờ giá năng lượng tăng mạnh, ngay cả khi các nước phương Tây hạn chế mua dầu Nga. Vì giá dầu thô Brent đang tăng 60% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo thống kê, 100 ngày nổ ra cuộc chiến giữa Nga và Ukraine, Nga đã thu về 98 tỷ USD từ xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch, quá nửa thu nhập đến từ EU, khoảng 60 tỷ USD.

Cho dù, một số quốc gia trong EU đang có ý định cắt giảm sự phụ thuộc năng lượng từ Nga nhưng quá trình này có thể mất nhiều năm. Vì từ hồi tháng 5, EU thông qua lệnh cấm nhập khẩu phần lớn lượng dầu từ Nga. Nhưng điều này không dễ thực hiện vì dầu được vận chuyển bằng đường ống nên các quốc gia không giáp biển với Hungary và Slovenia khó tiếp cận nguồn cung thay thế.

Theo ông Max Hess, thành viên Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại: "Nga đã bán năng lượng cho phương Tây ít hơn nhưng doanh thu từ dầu và khí đốt của họ vẫn ở mức cao nhất mọi thời đại. Do đó, thặng dư tài khoản vãng lai của Nga đạt kỷ lục".

Vì theo thông tin từ ngân hàng trung ương Nga cho biết, 5 tháng đầu năm nay, thặng dư tài khoản vãng lai của quốc gia này đạt hơn 110 tỷ USD, gấp 3,5 lần cùng kỳ năm ngoái.

Theo Đời sống
Sá sùng giá rẻ bất ngờ?

Sá sùng giá rẻ bất ngờ?

Sá sùng có giá bán lên tới 5 triệu đồng/kg. Tuy nhiên thị trường hiện nay, loại hải sản quý hiếm này được rao bán tràn lan với giá rẻ bất ngờ.
back to top