Dọn bếp tránh nấm mốc

Dọn bếp tránh nấm mốc là điều mà chị em quan tâm bởi thời gian này, nhìn đâu trong căn bếp của mình cũng thấy nấm mốc.

Mốc xanh bám đầy khu vực nấu nướng, chỗ để các chai lọ gia vị; thậm chí mốc bám cả trên đũa thớt, trên các loại giẻ lau; mốc lan sang cả những gói lạc, gói vừng ăn dở; lò nướng, lò vi sóng khi mở ra cũng thấy nấm mốc…

Dọn bếp tránh nấm mốc là điều mà chị em quan tâm bởi thời gian này, nhìn đâu trong căn bếp của mình cũng thấy nấm mốc.

Từ giẻ lau, mặt bàn…

Ông Nguyễn Thành Vinh, Công ty dịch vụ vệ sinh Nhà sạch cho biết, mùa xuân với đặc trưng thời tiết nồm ẩm, là thời điểm rất dễ cho nấm mốc phát triển. Khu vực nhà bếp là nơi vô cùng “nhạy cảm” để nấm mốc sinh sôi phát triển.

Ngoài việc giữ cho căn bếp luôn được khô thoáng, gọn gàng, bạn cần phải chú ý đến từng vật dụng nhỏ. Hãy liệt kê ra những thứ cần vệ sinh hàng ngày. Những thứ này bao gồm, bát đĩa, xong nồi, bếp nấu, bồn rửa, các loại giẻ lau…

Đầu tiên hãy đi từ khu vực nấu nướng, đây là nơi mà dầu mỡ bám rất nhiều do quá trình nấu nướng. Hãy sử dụng dung dịch tẩy rửa, vệ sinh với khăn lau bếp nấu, máy hút mùi đến khu vực để các loại chai lọ gia vị nằm ngay bên cạnh.

Bước tiếp theo là khu vực bồn rửa bát. Hãy đảm bảo cho chúng được khô sạch sau khi bạn kết thúc việc nấu nướng và dọn dẹp. Bước tiếp theo hãy lau dọn bàn ăn và các loại ghế ngồi, sau đó đến sàn bếp.

Đối với khăn lau, bạn cũng cần hết sức chú ý, dùng riêng từng loại, và giặt sạch, phơi khô sau khi dùng. Khăn lau bát, khăn lau bàn, miếng giẻ rửa bát… là các vật dụng được sử dụng khá phổ biến trong các căn bếp, cũng là những vật dụng dễ bị nấm mốc phát triển nhất.

Việc bạn sờ tay vào chiếc khăn lau bát hay miếng giẻ rửa bát thấy nhớt nhớt đấy là minh chứng cho thấy vi khuẩn, nấm mốc đã làm “ổ”.

Điều đáng lo ngại, khi bạn sử dụng cả ổ vi khuẩn, nấm mốc này để rửa bát, lau bàn, lau bát, bạn cứ đinh ninh là để làm sạch bàn, bát đũa nhưng hóa ra đó lại là cách bạn làm phát tán cả ổ vi khuẩn, nấm mốc bám đầy trên bàn ăn, bát đũa.  Để đảm bảo vệ sinh, bạn cần giặt sạch sẽ các khăn lau này sau khi dùng, tốt nhất là với xà phòng và nước nóng, và hãy treo chúng lên thay vì vứt chúng vào xó nào đó.

Chý ý đũa thớt

Đũa, thớt bằng gỗ là những vật dụng rất dễ bị nấm mốc tấn công. Vì vậy bạn hãy nhớ đừng bao giờ để chúng bị ngâm lâu trong nước. Hãy rửa sạch thớt sau khi dùng, tráng qua nước sôi rồi treo chúng lên móc để chúng được khô thoáng. Với đũa cũng vậy, nên rửa bằng nước nóng sẽ nhanh bốc hơi, sau đó nên lấy khăn lau khô trước khi nhét chúng vào ống.

Ống đũa cũng cần có các lỗ để hơi ẩm và nước thoát ra bên ngoài, tránh tuyệt đối để ống đũa đọng nước. Bạn cũng có thể để đũa trong rổ và tãi ra cho thoáng. Bên cạnh những đợt mưa phùn, sẽ có những ngày nắng, bạn hãy mang đũa ra phơi. Cách này giúp diệt trừ nấm mốc, vi khuẩn rất hữu hiệu.

Đừng bỏ qua lò vi sóng, lò nướng

Không chỉ chú ý đến việc lau dọn, bạn đừng quên các thiết bị điện như lò vi sóng, lò nướng. Đây chính là những môi trường rất dễ cho vi khuẩn, nấm mốc tấn công. Không ít chị em phụ nữ mở lò vi sóng ra và phát hoảng khi nấm xanh, nấm đỏ bám đầy trong lò. Vì vậy, đừng quên những thiết bị này.

Hãy vệ sinh chúng ngay sau mỗi lần sử dụng. Và ngay cả khi ít sử dụng đến thì hàng tuần bạn cũng cần mở chúng ra để kiểm tra. Lý do là việc vệ sinh thông thường đôi khi không sạch hết vết bẩn. Những vết bẩn này gặp điều kiện nóng ẩm thuận.

Huy Khánh

Theo Đời sống
back to top