Doanh nghiệp: ứng dụng công nghệ để bứt phá trong kỷ nguyên số

(khoahocdoisong.vn) - Tham gia cách mạng công nghệ 4.0 hiện đã trở thành yêu cầu có tính thời đại và bắt buộc với doanh nghiệp Việt Nam. Với cách mạng công nghệ 4.0, các doanh nghiệp có thể đạt mức tăng trưởng tốt, nhờ sức mạnh của công nghệ.
Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ trong sản xuất thời đại 4.0

Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ trong sản xuất thời đại 4.0

Áp lực phải đi nhanh cũng là lợi thế

Việt Nam có tới khoảng 97% doanh nghiệp chỉ có quy mô vừa và nhỏ. Theo khảo sát, số doanh nghiệp không biết hoặc không biết gì sâu về hiệp định TPP/CPTPP chiếm tới 74% đối với doanh nghiệp siêu nhỏ, và lần lượt là 72%, 65% và 50% đối với doanh nghiệp quy mô nhỏ, vừa và lớn.

Theo TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh, trong bối cảnh hội nhập hiện nay với xu hướng “số hoá’ mọi lĩnh vực, các doanh nghiệp không thể ngồi yên mà cần phải hòa mình vào dòng chảy đó để  bứt phá. Trong đó, thay đổi công nghệ, thích ứng với công nghệ số là điều kiện tiên quyết. Nếu như trước đây nền kinh tế dựa vào công ty, doanh nghiệp là chủ yếu. Thì nay, vẫn trên nền tảng đó, nền kinh tế dựa vào đại chúng, dựa vào cá nhân. Ở đó, mỗi cá nhân đều có thể là một lập trình viên trong nền kinh tế hiện đại.

Ông Đỗ Khắc Cương, Giám đốc quốc gia phụ trách khối doanh nghiệp vừa và nhỏ của Microsoft cho biết, chuyển đổi số là một cuộc đua mà trong đó, các doanh nghiệp tiên phong dẫn đầu chuyển đổi số sẽ đạt được gấp đôi các lợi ích so với những doanh nghiệp theo sau, xét về 5 khía cạnh chính là: biên lợi nhuận, năng suất, yêu thích từ khách hàng, chi phí, các sản phẩm, dịch vụ số mới.

Kinh tế thế giới thay đổi nhanh chóng khiến doanh nghiệp gặp khó trong tương lai. Doanh nghiệp là phải chủ động trước cơ hội lẫn thách thức. Và cần phải có chiến lược phù hợp, hiệu quả để thích nghi và thay đổi. Trong thời đại 4.0, canh tranh khốc liệt buộc các doanh nghiệp cần phải đẩy nhanh ứng dụng công nghệ. Nếu sử dụng hình thức sản xuất cũ, doanh nghiệp sẽ khó tồn tại.

Năm 2018, Bộ Công Thương phối hợp với Tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO) tiến hành khảo sát về mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp Việt Nam đối với cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0). Kết quả cho thấy số doanh nghiệp Việt quan tâm đầu tư, ứng dụng những công nghệ mới, đặc biệt công nghệ cốt lõi của CMCN 4.0 vào quá trình sản xuất còn rất thấp.

Tuy nhiên, rào cản đặt ra là dù có nhu cầu lớn, nhưng đa phần doanh nghiệp Việt lại chưa có đủ tiềm lực và định hướng chiến lược trong quá trình đầu tư này. Trên 97% các doanh nghiệp Việt hiện nay là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí siêu nhỏ, gặp khó khăn ở mọi mặt. Từ nguồn vốn, trình độ khoa học công nghệ, nguồn nhân lực... tới năng lực đổi mới sáng tạo còn rất thấp. Do đó, liên kết giữa doanh nghiệp với các tổ chức khoa học và công nghệ cũng còn hạn chế, chưa hiệu quả.

Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Với cuộc cách mạng này, trên hết, sự khác biệt chính giữa thế kỷ 21 và trước kia sẽ là tốc độ, khi các công nghệ mới là phi tuyến và phát triển theo cấp số nhân. Các doanh nghiệp nếu không sớm thích ứng vào cuộc sẽ nhanh chóng bị đào thải, nhưng nếu thích ứng chủ động tham gia sẽ phát triển nhanh theo cấp số nhân.

Tiên phong chuyển đổi số, nhưng bằng cách nào ?

Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Cao Quốc Hưng, cách mạng 4.0 tạo nên những nhà máy thông minh, các doanh nghiệp được chuyển đổi số hóa toàn diện. Ứng dụng công nghệ số và tự động hóa vào các khâu trong toàn bộ quá trình sản xuất tới tiêu thụ. Doanh nghiệp Việt đang đứng trước những thách thức rất lớn giữa nhu cầu và khả năng ứng dụng công nghệ robot và cơ điện tử trong quá trình sản xuất. Để giải quyết những thách thức này, cần sự chung tay giữa nhà khoa học và chuyên gia công nghệ. Không chỉ đổi mới tư duy, thay đổi hành động mà phải chủ động tham gia cách mạng công nghệ 4.0.

Ông Đỗ Khắc Cương cho biết, để có thể trở thành các doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi số, trước tiên cần phải thiết lập một môi trường văn hoá số trong doanh nghiệp. Chủ động xây dựng hệ sinh thái thông tin dữ liệu, ứng dụng công nghệ để chuyển đổi, phát triển những kỹ năng cần thiết cho nhân viên và chính doanh nghiệp của mình. Các công ty kỳ lân trên thế giới đều thay đổi quy mô nhanh chóng sau khi tận dụng tối ưu sức mạnh của công nghệ trong kỷ nguyên số.

Mỗi doanh nghiệp cần phải xác định ưu tiên đầu tư đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ số là nền tảng phát triển. Các doanh nghiệp lớn có điều kiện để mua công nghệ/xây dựng trung tâm dữ liệu của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tài chính hạn chế cũng có thể sử dụng được công nghệ thông tin thông qua hình thức thuê bao, điện toán trên đám mây.

TS. Hoàng Việt Hồng, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp cho hay, các doanh nghiệp cần có thêm nhiều robot để phục vụ sản xuất nhất là những công ty có vấn đề về nhân sự. Trong điều kiện vốn đầu tư cho hệ thống công nghệ còn hạn hẹp, doanh nghiệp cần tăng cường liên kết với các nhà khoa học trong và ngoài nước, các trường đại học, viện khoa học, trung tâm nghiên cứu ứng dụng...  Đây sẽ là giải pháp căn cơ để thúc đẩy việc phát triển công nghệ và tự động hóa cho doanh nghiệp.

Trước đây, các doanh nghiệp cho rằng họ không cần quan tâm đến vấn đề này vì đây là công việc của Chính phủ, của các cơ sở đào tạo và trường đại học. Tuy nhiên, đến thời điểm này, nhiều doanh nghiệp đã nhận ra và trực tiếp tham gia vào công tác đào tạo lao động. 

Cùng quan điểm, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP Misa, ông Nguyễn Xuân Hoàng, cho rằng, hiện chỉ có đầu tư vào công nghệ, ứng dụng công nghệ, doanh nghiệp mới có thể “sống thọ”. Trong xu hướng “số hóa” và chuyển đổi số ngày càng mạnh mẽ, bản thân mỗi doanh nghiệp cần phải xác định ưu tiên đầu tư đổi mới công nghệ là nền tảng phát triển. Mỗi doanh nghiệp phải đi tiên phong trong việc ứng dụng những công nghệ số mới nhất vào hoạt động sản xuất để tăng hiệu quả. Đó chính là đổi mới sáng tạo và đó là cũng phương pháp đơn giản nhất.

Theo Đời sống
Giá vé máy bay nội địa tăng từ 1/3

Giá vé máy bay nội địa tăng từ 1/3

Các đường bay có khoảng cách dưới 500km có mức giá trần là 1,6 triệu đồng/vé/chiều với đường bay phát triển kinh tế-xã hội và 1,7 triệu đồng/vé/chiều với các đường bay khác.
back to top