Độ tuổi tắm nắng của trẻ sơ sinh

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh là cách tốt nhất để cơ thể bé có thể tổng hợp vitamin D. Tuy nhiên, tắm nắng cho trẻ đến mấy tháng tuổi thì mẹ có thể ngừng lại?

Ảnh minh họa.

Tắm nắng cho trẻ đến mấy tháng tuổi?

Không có quy định nào lại đi giới hạn độ tuổi tắm nắng của bé, vì cơ thể chúng ta luôn cần “dùng” đến vitamin D. Nghĩa là, nếu mẹ không bận rộn vào buổi sáng và có thời gian chăm con, thì mẹ có thể cùng con tắm nắng cho đến khi bé được vài tuổi.

Khi được 4-5 tuổi, bé sẽ bắt đầu được đưa đi nhà trẻ và giờ đến trường của bé thường là buổi sáng, lúc này các tia nắng mặt trời đã xuất hiện nên các bé đã tự tắm nắng cho mình rồi, do đó, mẹ không cần phải lo lắng vấn đề này đối với những trẻ lớn đâu nhé.

Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh

Sau khi sinh được 10 ngày, mẹ cần bế trẻ ra bóng râm để trẻ thích nghi dần dần. Những ngày đầu, mẹ chỉ nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh khoảng vài phút, sau đó tăng dần lên 5 phút, 10 phút và tối đa là 30 phút.

Mẹ nên tắm nắng theo “đợt”, tắm mỗi ngày khoảng 10 phút kéo dài 10 ngày, sau đó “nghỉ” 20-30 ngày rồi bắt đầu lại “quy trình”.
Thời gian đầu, mẹ chỉ nên để lộ một phần da của trẻ, cho trẻ ở trong bóng râm trong khoảng 10 phút, và tiếp tục tăng thời gian lên 20 phút trong ngày thứ hai, 30 phút cho ngày thứ ba.

Ngày thứ 4, cho trẻ mặc quần áo để hở từ bàn chân, che mặt và mắt cho bé. Tắm nắng 5 phút ở mặt thân trước và 5 phút ở thân sau.

Những ngày tiếp theo, cho bé mặc áo hở từ đầu gối rồi kéo dần phần che lên đùi, bụng, ngực, và tăng thêm 5 phút mỗi ngày, nhưng tối đa chỉ nên tắm nắng 30 phút.

Đối với trẻ chưa đủ 1 tháng tuổi, mẹ không nhất thiết phải đem con ra ngoài, có thể “phơi” con gần cửa sổ vào lúc sáng sớm và phải mở cửa kính để da trẻ hấp thụ ánh nắng tốt hơn.

Những ngày lạnh, tốt nhất mẹ nên tắm nắng cho con vào buổi chiều từ 3-5 giờ, vì buổi sáng không khí sẽ lạnh hơn, khiến trẻ gặp phải những vấn đề về hô hấp.

Lưu ý khi tắm nắng cho trẻ sơ sinh

– Không để ánh nắng chiếu trực tiếp vào đầu, mặt và mắt trẻ, tránh để tia cực tím gây ảnh hưởng đến thị giác và hệ thần kinh

– Trường hợp trẻ đang mắc các bệnh cấp tính, nội tiết như: basedow, eczema, hecpet, phải dùng kháng sinh nhóm quinolon, tuyệt đối không được tắm nắng.

– Khi tắm nắng cần mặc ít quần áo, để lộ da càng nhiều càng tốt, lau mồ hôi sau khi tắm và cho trẻ uống một ít nước. Vào những ngày trời oi nóng, mẹ có thể tắm cho bé ngay sau khi cho con tắm nắng.

– Tránh tắm nắng vào những ngày giao mùa hay thời tiết xấu.

– Chọn nơi sạch sẽ, ít bụi bẩn, ít tiếng ồn, thoáng đãng, nhiều ánh nắng để tắm nắng cho trẻ.

– Tuyệt đối không tắm nắng cho trẻ ở những nơi có gió lộng.

– Mẹ nên tắm nắng cùng với con để trẻ có thể cảm nhận được sự gần gũi và tình yêu thương của bạn.Trong khi tắm nắng, mẹ nên trò chuyện, nựng nịu trẻ để trẻ cảm thấy tắm nắng là một việc thích thú

Theo Đời sống
back to top