Dinh dưỡng cho người mắc Covid-19

Cục An toàn Thực phẩm và Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế) đã có hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho người mắc Covid-19 tại nhà và khu cách ly.

Bên cạnh các biện pháp dự phòng lây nhiễm Covid-19 theo khuyến cáo của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp người bệnh mau chóng phục hồi, giảm stress, giảm gánh nặng về kinh tế cho xã hội.

dinh-duong-f0-tai-nha.jpg

1. Ăn đa dạng, đủ các nhóm thực phẩm: Đảm bảo được cung cấp đầy đủ thực phẩm, cần ăn đủ ba bữa chính. Mỗi bữa ăn cần có đủ 4 nhóm thực phẩm như sau: (1) Ngũ cốc khoai củ; (2) Thịt cá, tôm, trứng, sữa, đậu đỗ...; (3) Dầu mỡ; (4) Rau xanh và quả chín. Tốt nhất là ăn đủ nhu cầu, ăn đa dạng và phối hợp từ 15 - 20 loại thực phẩm, thay đổi thường xuyên các loại thực phẩm trong ngày. Khẩu phần ăn hàng ngày cần có sự phối hợp ở tỷ lệ cân đối giữa nguồn chất đạm động vật và thực vật (thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, hải sản... đậu, đỗ...) cũng như chất béo động vật và thực vật. Nên sử dụng các loại chất béo có nguồn gốc từ cá, các loại đậu đỗ, dầu thực vật, hạn chế các chất béo từ các thịt gia cầm như gà, vịt... thịt động vật như lợn, bò...

2. Cần cung cấp đủ protein, vitamin và chất khoáng để giúp cho hệ miễn dịch của cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, cần ăn đủ lượng thịt, cá, trứng (200 - 250g), rau xanh (300 - 400g) và quả chín (200 - 300g) mỗi ngày.

3. Chán ăn vẫn phải đảm bảo lượng thực phẩm: Trong trường hợp mệt mỏi, chán ăn mất vị giác, cần ăn đủ bữa và số lượng thực phẩm, có thể thay đổi cách chế biến thành các dạng thực phẩm lỏng như cháo súp chia làm nhiều bữa nhỏ hoặc thay thế bằng các loại sữa, sản phẩm bổ sung dinh dưỡng giàu năng lượng từ 1 - 3 lần trên ngày.

4. Phòng suy kiệt: Đặc biệt lưu ý phòng suy kiệt, thiếu dinh dưỡng cho những đối tượng dễ bị tổn thương như người cao tuổi, trẻ nhỏ, phụ nữ, phụ nữ có thai bằng cách tăng cường chế độ ăn. Với người có bệnh nền thì phải thực hiện uống thuốc theo đơn của bác sĩ và chế độ ăn phù hợp với bệnh lý.

5. Uống đủ nước: Hằng ngày một số ít người F0 có thể diễn biến ho, sốt, viêm phổi… dẫn đến bị mất nước và một số chất điện giải như natri, kali… vì thế tăng cường bổ sung nước để bù lại lượng nước đã mất giúp cho cơ thể mau phục hồi là rất cần thiết. Mỗi ngày uống vào khoảng 1,6 - 2,4 lít nước tương đương 8 - 12 ly thủy tinh. Việc lựa chọn nước uống để bổ sung thêm là các loại nước như oresol, nước dừa, sinh tố hoa quả chanh, nước cam, nước bưởi ép, nước soài, rau má… ngoài cung cấp nước, chúng còn cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Hạn chế sử dụng nước ngọt, đồ uống có cồn.

6. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện ăn chín uống sôi. Đọc kỹ nhãn mác thực phẩm trước khi sử dụng.

Các thực đơn tham khảo

Thực đơn cho bệnh nhân đái tháo đường cân nặng cơ thể khoảng 50 - 55kg. Giá trị năng lượng 1.500 - 1.600kcal/ngày:

Bữa sáng (7h): Cháo thịt rau củ gồm gạo 50g, thịt lợn nạc, 35g bí ngô, 20g hành lá, 5g, dầu ăn 5g.

Bữa trưa (11h): Cơm cá trắm sốt cà chua, lạc rang, rau muống luộc, ổi. Gạo 70 - 75g (cơm 150g) tương đương một bát con cơm; Cá 70g một nửa khúc trung bình; Dầu ăn 5ml; Cà chua 30g (1,4 quả to), hành lá, rau gia vị; lạc rang 15g; rau muống 150g; ổi 100g (một quả trung bình).

Bữa phụ (chiều 15h): Sữa một cốc sữa không đường 180ml hoặc 150ml sữa dành cho bệnh nhân đái tháo đường.

Bữa tối (18h): Cơm, thịt lợn kho trứng cút, đậu phụ rán, su su luộc, canh rau cải, thanh long: Gạo 75g (cơm 150g tương đương một miếng bát); thịt lợn 75g (5 miếng); trứng cút hai quả; đậu phụ rán 30g (1/2 bìa); dầu ăn 2ml; Susu 100g (1 lưng bát con hay 1/3 đĩa nhỏ); canh rau cải 50g; tráng miệng thanh long 100g (một miếng).

Bữa tối phụ (21h): Sữa một cốc sữa không đường 180ml hoặc 150ml sữa dành cho bệnh nhân đái tháo đường.

Thực đơn cho người cao tuổi: cân nặng cơ thể khoảng 50 - 55kg, giá trị năng lượng 1.600 - 1.700kcal/ngày:

Bữa sáng (7h): Cháo thịt nạc, rau xanh gồm gạo 50g, thịt lợn nạc 40g, rau xanh 50g, hành lá 5g, dầu ăn 2ml.

Bữa phụ sáng (9h): Sữa một hộp sữa chua.

Bữa trưa (11h): Cơm thịt gà rang, rau củ luộc, rau canh rau dền, bưởi gồm gạo 50g, thịt gà 100g, củ rau quả luộc 200g, muối vừng lạc 10g, canh rau dền rau dền 10 - 50g, dầu ăn 2ml, tráng miệng bưởi 2 – 3 múi.

Bữa phụ chiều (15h): Sữa bổ sữa dinh dưỡng hoặc sữa không đường 200ml pha theo hướng dẫn.

Bữa tối (18h): Cơm thịt bò xào bí đỏ, đậu phụ rán, canh rau cải, chuối tiêu: Gạo 50g, thịt bò 70g, bí ngô 200g, dầu ăn 5ml, đậu phụ 50g, canh rau cải xanh 50g, tráng miệng chuối tiêu.

Theo Đời sống
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top