Dinh dưỡng cho bệnh bế kinh

(khoahocdoisong.vn) - Người phụ nữ đang ở lứa tuổi sinh đẻ (13-49) đang có kinh nguyệt đều đặn hàng tháng, đột nhiên mất kinh mà không phải có thai gọi là bệnh bế kinh.

Kèm theo chứng mất kinh, người bệnh có các triệu chứng mệt mỏi, da xanh, có khi da khô vàng, thở ngắn, hụt hơi, hay đánh trống ngực, ngủ hay mơ, hoảng hốt, lo âu, giật mình, thần kinh bị ức chế, tính tình hay cáu gắt. Theo y học cổ truyền, bệnh thường gặp ở nười tiên thiên không đầy đủ, sinh đẻ nhiều lần, người đa sầu, đa cảm, hay lo nghĩ, hay ăn thức ăn lạnh làm ảnh hưởng đến thận bị suy yếu, thương tổn, có khi béo phì gây đàm ẩm, ngưng trệ sự tuần hoàn khí huyết, gây bệnh bế kinh.

Khi bị bệnh bế kinh, cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh để chữa trị, có chế độ ăn uống sinh hoạt cho phù hợp. Nếu bế kinh do hàn thì sẽ ăn các thức ăn ấm nóng, nếu bế kinh do nguyên phát thì cần kiểm tra các dị tật bẩm sinh ở đường sinh dục, bế kinh do suy nghĩ quá nhiều thì cần ăn thức ăn đủ dinh dưỡng, giàu thành phần protein như cá, trứng, tôm, sứa, rau xanh, hoa quả… để cơ thể haqaps thu và tự điều chỉnh cho kinh nguyệt đều. Những món ăn dưới đây rất cần thiết cho bệnh.

*Chim bồ câu hấp rượu

Chim bồ câu 1 con 250g, ngải cứu 20g, rượu vang 50ml, bột gia vị vừa đủ. Chim bồ câu làm sạch bỏ ruột, bỏ chân và đầu. Ngải cứu lấy ngón và lá non, rửa sạch, cho thêm một chút gia vị cho tất cả bào bụng chim bồ câu khâu kín đặt vào bát to, cho rượu vang vào bát đun hấp cách thủy, khi chín cho bệnh nhân ăn nóng vào lúc đói, ăn liên tục 7-10 ngày. Món ăn này rất tốt cho người bị bế kinh, đủ chất đạm sinh hồng cầu, ngải cứu tốt cho bệnh phụ nữ.

*Cá mực hấp gừng

Mực tươi 1 con, thịt lợn nạc 50g, trứng gà 1 quả, gừng, thìa làm gia vị vừa đủ. Mực rửa sạch, bóp rượu và gừng cho hết tanh, râu mực xay nhỏ cùng vgoiws thịt lợn, gừng giã nhỏ, trứng gà đập vào cùng thịt xay và râu mực. Tất cả cho vào bụng mực, buộc kín lại hấp cách thủy. Khi mực chín cho bệnh nhân ăn lúc đói, ăn nóng, ngày 1 lần ăn liên tục trong 7 ngày. Món ăn này giúp cho sự điều hòa kinh nguyệt.

*Con tằm hấp ngải cứu và rượu

Con tằm 30g, ngải cứu 20g, rượu 50ml. Con tằm rửa sạch, cắt bỏ đầu đen, ngải cứu rửa sạch phần ngọn non, thái nhỏ trộn với con tằm cho thêm rượu vào hấp cách thủy, khi nhộng chín cho bệnh nhân ăn ngày 1 lần vào lúc đói. Ăn liên tục trong suốt thời kỳ bệnh kinh, khi nao có kinh nguyệt trở lại mới dừng. Món ăn này dễ ăn, tác dụng tốt cho bộ phận sinh dục và khí huyết lưu thông.

*Gan lợn hấp

Gtan lợn 150g, táo đỏ 10 quả, bí đao 150g, gia vị vùa đủ. Gan lợn chọn miếng tươi ngon, rửa sạch thái miếng vừa ăn, ướp gia vị hạt tiêu, táo tàu bỏ hạt, bí đao gọt vỏ bỏ hạt, thái miếng vừa ăn. Tất cả cho vào bát to trộn đều hấp cách thủy. Khi gan chín cho bệnh nhân ăn nóng ngày 1 lần cho ăn liên tục 10 ngày.

BS Kim Lan, nguyên cán bộ Bệnh viện Châm cứu T.Ư

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top