Dinh dưỡng bồi bổ phục hồi cơ thể

Khi bị sốt rét, ngoài việc điều trị đúng nguyên nhân, người bệnh cần bồi bổ để giảm triệu chứng và giúp cơ thể phục hồi.

Đảm bảo dinh dưỡng, tránh nước lạnh

Chế độ ăn uống cho người bệnh sốt rét cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, tập trung tăng cường hệ thống miễn dịch và không gây hại cho các cơ quan khác như thận, gan hay hệ tiêu hóa... Vì thế, khi bệnh nhân bị sốt rét, cơ thể cần lượng dinh dưỡng cao hơn.

Chế độ ăn carbohydrate và protein cao: Rất hữu ích cho cơ thể, vì cơ thể cần protein cho quá trình sửa chữa và xây dựng lại các mô. Các loại thực phẩm giàu protein bao gồm: Sữa và các chế phẩm từ sữa; táo; quả bơ; các loại hạt; thịt...

Đặc biệt, nên ăn những loại thực phẩm giúp gia tăng giá trị dinh dưỡng và nguồn calo cho cơ thể như rau muống, rau dền, bắp cải, cần tây có nhiều chất sắt; Rong biển chứa nhiều loại khoáng, iốt, canxi… có tác dụng điều chỉnh ruột và thúc đẩy hồng cầu sinh sôi; Khoai sọ, khoai lang… chứa nhiều vitamin C giúp hấp thu chất khoáng và đẩy mạnh sinh sản hồng cầu; Hải sản có nhiều chất sắt, vitamin B12, A, C – những thành phần quan trọng trong cơ thể giúp máu và gan khỏe mạnh.

dinh-duong-sot-ret.jpg

Chế độ ăn cần tăng lượng chất lỏng: Khi bị sốt rét, người bệnh sẽ bị mất nước rất nhiều do sốt và tiêu chảy. Để bù đắp, họ cần bổ sung nước bằng nhiều cách như uống nước lọc, nước trái cây, dùng các sản phẩm bù dịch cho cơ thể…

Ngoài ra, bệnh nhân sốt rét nên ăn các thức ăn lỏng như súp, cháo, bún… Không chỉ giúp người bệnh dễ ăn, cung cấp nước, các loại thức ăn lỏng khi được nấu chung với thịt, cá, rau củ còn bổ sung cho người bệnh nguồn dinh dưỡng cần thiết.

Uống nhiều nước nhưng phải tuyệt đối tránh các loại nước đá lạnh, vì bệnh làm cho hệ miễn dịch suy yếu dẫn đến sốt và đi kèm viêm họng. Nếu dùng nước lạnh sẽ làm cho cổ họng khó chịu và sốt cao hơn.

Bên cạnh đó, người bệnh sốt rét cần ăn nhiều rau xanh và trái cây. Người bệnh nên ăn cam, quýt, bưởi… vì chúng chứa nhiều vitamin C, vừa giúp tăng sức đề kháng vừa bổ sung nước cho cơ thể. Trong khi đó, rau xanh cũng là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào. Những loại rau xanh giúp hạ sốt hiệu quả là cà chua, mồng tơi, rau dền…

Hạn chế ăn quá nhiều chất béo: Chất béo cần thiết cho cơ thể, nhưng sử dụng quá nhiều chất béo hoặc thực phẩm chiên rán sẽ làm tăng nguy cơ buồn nôn, khó tiêu và đi phân lỏng. Ăn quá nhiều chất béo cũng gây hệ lụy béo phì, cao huyết áp và các bệnh tim mạch.

Tránh các đồ uống có cồn, trà và caffeine: Các thực phẩm có chứa cồn, tanin (trong lá trà), caffeine sẽ khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên, làm cho não ở trạng thái kích thích, làm tăng huyết áp và gây hại cho gan. Một lý do khác là những thức uống kể trên thường làm mất tác dụng của thuốc điều trị.

chao-sot-ret.jpg

Món ăn bồi bổ

Canh rùa nấu: Rùa đen 1 con (khoảng 500g). Sau khi làm thịt rùa cho nước vừa đủ nấu chín, cho muối vừa ăn, ăn thịt uống canh, mỗi ngày 1 lần, chữa khỏi là thôi.

Cháo thường sơn: Thường sơn 10g, gạo tẻ 50g, đường trắng vừa đủ. Dùng thường sơn chế rượu, rửa sạch, ngâm nước ấm 2 tiếng, cho thêm 200ml nước, sắc còn 100ml, bỏ bã giữ lại nước cho vào 50g gạo tẻ, đường trắng vừa đủ, cho thêm khoảng 400ml nước, nấu thành cháo. Trước mỗi lần lên cơn sốt rét 2 tiếng ăn nóng.

Vịt đồng hầm: Vịt đồng 1 con, gừng tươi 10g, đại táo 15g, rượu, muối, dầu vừa đủ. Vịt vặt bỏ lông và ruột, cho mấy lát gừng tươi, đại táo, dầu muối rượu vào cùng hầm chín, chia lần ăn, cách vài ngày ăn 1 lần.

Theo Đời sống
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top