Điều trị viêm tắc động mạch chi bằng YHCT

Viêm tắc động mạch chi xảy ra ở tứ chi, nhất là 2 chi dưới, lúc đầu chi lạnh dần dần, kèm theo đau đầu dữ dội, lâu ngày phát sinh hoại tử và rụng các đốt ngón tay, chân. YHCT thường mô tả chứng bệnh này trong các chứng thoát thống, thoát thư…

Tắc động mạch chi có nhiều biến chứng.

1.Thể hư hàn và huyết ứ còn gọi là giai đoạn dương hư hàn đọng: Triệu chứng sắc mặt xanh, người mệt mỏi, thích ấm, sợ lạnh, đầu chi tê lạnh, đau, da trắng xanh, hay bị chuột rút, đi thì đau, nghỉ thì đỡ (đau cách hồi), nước tểu trong dài, đại tiện lỏng, chất lưỡi nhạt, mạch trầm trì vô lực.

Dần dần tứ chi đau liên miên, đêm đau nhiều hơn, màu da  ở chi xanh nhợt nhạt, đầu chi khô, chất lưỡi đỏ hoặc có điểm tím ứ huyết, mạch trầm nhược hoặc trầm tế. Phép trị ôn kinh, tán hàn, hành khí, hoạt huyết, thông lạc.

Bài thuốc gồm thục địa, tang ký sinh 16g,  xuyên quy, bạch thược, xuyên khung, ngưu tất, đan sâm, phụ tử chế, hoàng kỳ, xuyên luyện tử 12g, đào nhân, hồng hoa, bạch giới tử, quế chi 8g sắc uống.

2.Giai đoạn nhiệt độc: triệu chứng tại chỗ nóng, sưng loét, hôi thối, đau kịch liệt, sốt miệng khô, niệu đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác hoặc huyền sác.

Phép trị thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, thông lạc. Phương dược dùng bài sinh địa, đan sâm, ngươi tất, thach hộc, huyền sâm, hoàng bá 16g, kim ngân hoa 40g, bồ công anh, vòi voi 12g, thương nhĩ tử, ý dĩ nhân 20g.

3.Giai đoạn khí huyết đều hư: Triệu chứng chân tay lạnh, rêu lưỡi trăng mỏng, mạch nhu tế hoãn.

Phép trị bổ khí, dưỡng huyết, hoạt huyết, thông lạc. Phương dược sử dụng bài đương quy 12g, ngưu tất, thạch hộc, sinh hoàng kỳ, đảng sâm 16g, kim ngân hoa 40g sắc uống.

TTƯT.BSCK2 Nguyễn Hồng Siêm

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top