Điều trị và theo dõi bệnh đái tháo đường ở trẻ

Theo nghiên cứu của Tổ chức ĐTĐ Thế giới (IDF), tỷ lệ người mắc bệnh ĐTĐ ở Việt Nam đang trẻ hơn mức trung bình trên thế giới và tăng gấp đôi trong 10 năm qua.

Các týp ĐTĐ ở trẻ em

Bệnh ĐTĐ ở trẻ em là một bệnh mạn tính do rối loạn quá trình sử dụng và tích trữ chất đường dẫn đến hậu quả là nồng độ đường trong máu (chính xác là glucose) vào buổi sáng chưa ăn, cao hơn mức bình thường từ 126mg% trở lên.

tre-nho-cung-bi-dai-thao-duong.jpg
Tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường ở Việt Nam đang trẻ hơn mức trung bình trên thế giới và tăng gấp đôi trong 10 năm qua. Ảnh minh họa

Nguyên nhân cơ bản do rối loạn hormon insulin, giúp cho cơ thể chuyển hóa, sử dụng chất glucose cung cấp bởi thức ăn giàu đường bột.

Nồng độ đường trong máu còn gọi là đường huyết, bình thường từ 80 - 120mg% (80 - 120mg/100ml máu), còn trong nước tiểu bình thường không có glucose.

ĐTĐ týp 1 thường khởi phát ở trẻ vị thành niên, vì bệnh có thể bắt đầu từ thời thơ ấu, lứa tuổi mắc loại này thường < 40 tuổi.

ĐTĐ týp 1 xảy ra khi tuyến tụy không có khả năng sản xuất đủ lượng hormon insulin. Cơ thể bị thiếu hụt hoàn toàn insulin nên loại này hay được gọi là ĐTĐ phụ thuộc insulin.

Những người bị mắc bệnh ĐTĐ týp 1 cơ thể thường gầy. Trẻ em mắc bệnh này đòi hỏi phải tiêm insulin suốt đời và giám sát đường trong máu, cũng như cần thiết phải thay đổi chế độ ăn uống.

Trong khi đó, đa phần trẻ mắc ĐTĐ týp 2 ở Việt Nam đều đi liền với chứng thừa cân, béo phì, do lối sống thiếu cân bằng và ăn uống thiếu điều độ gây nên.

ĐTĐ týp 2 thường khởi phát ở tuổi trưởng thành, nhưng vẫn có khả năng xảy ra mọi lứa tuổi kể cả trẻ em. Tuy vậy, nhìn chung bệnh này phổ biến ở người trung niên và cao tuổi, thường > 40 tuổi.

Biểu hiện của bệnh thường xuất hiện từ từ, hoặc đôi khi không có triệu chứng, bệnh được phát hiện tình cờ do khám sức khỏe định kỳ. ĐTĐ týp 2 là ĐTĐ không phụ thuộc insulin.

Đối với bệnh ĐTĐ týp 2, mặc dù ít phổ biến ở trẻ em còn nhỏ tuổi, nhưng bệnh cũng phát triển khi tuyến tụy sản sinh không đủ lượng insulin hoặc nó không hoạt động thích hợp. Kết quả là, glucose có thể tăng cao trong máu.

Các triệu chứng phổ biến nhất ở ĐTĐ týp 1 và 2 trong số trẻ em và thanh thiếu niên bao gồm sự gia tăng nhu cầu khát nước và tiểu tiện, mệt mỏi và sụt giảm cân nặng.

Một số trẻ em rơi vào tình trạng đói và mờ mắt, trong khi trẻ em gái mắc bệnh ĐTĐ týp 1 có thể dẫn đến chứng nhiễm trùng nấm men. Các triệu chứng của bệnh ĐTĐ týp 1 ở trẻ em thường có khuynh hướng phát bệnh nhanh chóng chỉ trong vòng vài tuần.

Những nguy hiểm khi phát hiện bệnh muộn

Khi bị chẩn đoán ĐTĐ muộn có thể khiến trẻ bị nhiễm toan ceton (bệnh DKA), đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em mắc bệnh tiểu đường týp 1. Nếu cơ thể đối mặt với sự thiếu insulin sẽ dẫn đến việc không thể sử dụng glucose để tạo ra năng lượng.

Kết quả là, cơ thể sẽ bắt đầu phá vỡ các mô khác để lấy năng lượng dẫn đến việc sản sinh ra các chất hóa học độc hại gọi là ceton. Sự tích lũy các hóa chất dạng này sẽ gây nên bệnh DKA, cơ thể sẽ trở nên bị nhiễm axit. Nếu ĐTĐ được chẩn đoán sớm và được kiểm soát hợp lý, bệnh DKA sẽ được phòng ngừa.

Một phần nguyên nhân nữa là do nhận thức của phụ huynh không lường trước được những nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ở trẻ.

Vì vậy, theo dõi lượng đường huyết thường xuyên theo y lệnh của bác sĩ, thường thử đường huyết nhanh bằng que (dextrostix hoặc glucostix).

Ngoài ra, còn thử định kỳ Hemoglobine A1c để biết đường huyết đã được kiểm soát tốt chưa. Bên cạnh đó, để giảm thiểu biến chứng do ĐTĐ, cha mẹ cần nhớ cho con dùng thuốc đúng liều, đúng cách theo y lệnh bác sĩ.

Theo Đời sống
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top