Điều trị từng thể ung thư tuyến giáp

(khoahocdoisong.vn) - Ung thư tuyến giáp có nhiều loại. Việc điều trị phẫu thuật, iốt phóng xạ phụ thuộc vào từng giai đoạn bệnh của mỗi thể khác nhau. Hội Phẫu thuật Nội tiết Nhật Bản vừa đưa ra hướng dẫn cụ thể để bệnh nhân ung thư tuyến giáp tiện theo dõi và biết phương hướng điều trị.

Ung thư tuyến giáp thể nhú (PTC): Quản lý PTC dựa trên các nhóm nguy cơ: Nguy cơ rất thấp: U kích thước dưới 1cm, không di căn hạch, không di căn xa; Nguy cơ thấp: U kích thước từ 1,1 - 2cm, không di căn hạch, không di căn xa; Nguy cơ trung bình: Không thuộc nhóm nguy cơ rất thấp, thấp và nguy cơ cao; Nguy cơ cao: Bao gồm một trong các yếu tố: 1) U kích thước trên 4cm, 2) Di căn hạch trên lâm sàng trên 3cm, 3) Phá vỡ vỏ bao tuyến giáp xâm lấn cấu trúc lân cận ngoại trừ cơ ức giáp, 4) Di căn xa.

Cắt tuyến giáp toàn bộ chỉ khuyến nghị cho PTC nguy cơ cao. Nhóm nguy cơ trung bình, mức độ cắt tuyến giáp phụ thuộc vào các yếu tố tiên lượng, bệnh nền hay sự lựa chọn của bệnh nhân. 

Vét hạch cổ trung tâm (nhóm VI) được khuyến cáo trong phẫu thuật PTC. Tuy nhiên, vét hạch cổ bên dự phòng không được khuyến cáo cho PTC nguy cơ thấp. 

Ở bệnh nhân PTC nguy cơ rất thấp cần được giám sát tích cực. Các yếu tố giám sát bao gồm: Tiến triển khối u; Tiên lượng và biến chứng của phẫu thuật; Tình trạng sức khỏe. Theo dõi 3 năm và 5 năm đối với nhóm PTC nguy cơ thấp cho thấy, sự tăng kích thước hơn 3mm là 4,9% và 8,0%; di căn hạch là 1,7% và 3,8%; khối u đạt 12mm trở lên là 3,9% và 6,8%. Vì vậy, phẫu thuật sau khi theo dõi tích cực là an toàn và không ảnh hưởng đến tiên lượng bệnh.

Ung thư tuyến giáp dạng nang (FTC): Cắt tuyến giáp toàn bộ và điều trị iot phóng xạ (RAI) được khuyến nghị cho FTC xâm lấn rộng có di căn xa; Cắt tuyến giáp toàn bộ được khuyến nghị cho FTC xâm lấn rộng không có di căn xa sau khi cắt thùy tuyến giáp; Cắt tuyến giáp toàn bộ không được khuyến nghị cho FTC xâm lấn tối thiểu sau khi cắt thùy tuyến giáp. Ngoài ra, FTC xâm lấn tối thiểu nhưng tuổi dưới 45 hoặc u lớn hơn 4cm hoặc xâm lấn bao giáp sẽ được phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp.

 Có khoảng 20 - 30% FTC xâm lấn rộng không di căn xa tái phát sau phẫu thuật vài năm nếu không điều trị RAI. Tuy vậy, sự tái phát này không gây tử vong; Tổn thương dây thần kinh thanh quản quặt ngược cấp và kéo dài xảy ra ở 3% và 0,4% bệnh nhân. Hạ canxi máu tạm thời và kéo dài xảy ra ở 20% và 6% bệnh nhân trải qua phẫu thuật; Có khoảng 0 - 14% bệnh nhân FTC xâm lấn tối thiểu tái phát sau vài năm. Tuy nhiên tiên lượng sống rất tốt.

Ung thư tuyến giáp thể tủy (MTC): Tất cả bệnh nhân MTC nên được xét nghiệm đột biến gene MET; Cắt tuyến giáp toàn bộ dự phòng không được khuyến nghị thống nhất cho những người mang đột biến gene MET chưa phát triển MTC. Mặc dù tổn thương chỉ có một thùy nhưng cắt tuyến giáp toàn bộ được khuyến nghị vì tế bào C bên đối diện có thể phát triển thành ung thư. Đặc biệt, bệnh nhân MTC được khuyến nghị vét hạch cổ trung tâm dự phòng.

Ung thư biểu mô biệt hóa kém: Khuyến nghị cắt tuyến giáp toàn bộ, vét hạch cổ dự phòng và RAI.

Ung thư biểu mô tuyến giáp bất thục sản (ATC): Tiên lượng ATC rất xấu. Thời gian sống thêm trung bình ít hơn 6 tháng. Tỷ lệ sống thêm 1 năm dưới 20%.  Sau khi phẫu thuật triệt căn ATC, điều trị bổ trợ được khuyến nghị (hóa chất, xạ trị); Điều trị phối hợp đa phương pháp được khuyến nghị cho ATC không mổ được (hóa chất + xạ trị); Đối với tổn thương tái phát được xác định là ATC trên bệnh nhân ung thư tuyến giáp biệt hóa, thái độ xử trí như ATC. Chăm sóc giảm nhẹ được khuyến nghị cho ATC.

BS Trịnh Thế Cường (Khoa Ung bướu, Bệnh viện E)

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top