Điều trị thành công cho bé gái mắc hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C) nặng

BV Bệnh nhiệt đới Trung ương cho hay đơn vị này vừa điều trị thành công bé gái 15 tuổi mắc hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C) nặng sau khỏi Covid-19. Bệnh nhi là bé gái quê Cao Bằng, vào viện đầu tháng 4.

Giữa tháng 3, bé gái có kết quả dương tính SARS-CoV-2 với biểu hiện sốt, đau họng, chảy mũi, ho khan. Hai tháng trước đó, em đã hoàn thành 2 mũi tiêm vắc xin Covid-19. Mười ngày sau khi thành F0, em âm tính, đi học trở lại.

Được 2 tuần, bệnh nhi đột ngột sốt cao 40 độ C, rét run, phát ban toàn thân, kết mạc mắt đỏ, sưng nề mi mắt, lưỡi đỏ, mệt nhiều. Em được gia đình đưa vào viện.

Các xét nghiệm tại viện cho thấy bệnh nhi bị tổn thương nhiều cơ quan như phổi, tim, men gan tăng gấp đôi, định lượng cytokine cũng tăng cao. Ban đỏ rải rác toàn thân bệnh nhi mắc MIS-C.

Sau gần 1 tuần điều trị tại Khoa Cấp cứu, các chỉ số xét nghiệm của bệnh nhi dần trở về bình thường. Em không còn phát ban, không sốt, ăn ngủ tốt hơn.

Hơn 10 ngày điều trị, bệnh nhân được xuất viện, đi học trở lại. Các bác sĩ cho hay bệnh nhi vẫn cần theo dõi lâu dài các biến chứng trên tim mạch và hệ miễn dịch.

BS Trần Văn Bắc - Phó trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương - cho hay, hội chứng MIS-C có nhiều điểm chung với bệnh Kawasaki và hội chứng sốc nhiễm độc tố tụ cầu. Tuổi trung bình của bệnh nhân là 8 tuổi, gặp nhiều nhất trong độ tuổi từ 6 đến 12 tuổi.

Theo Bộ Y tế, MIC-S ở trẻ em mắc Covid-19 hiếm gặp, chủ yếu ở giai đoạn sau nhiễm SARS-CoV-2 từ 2-6 tuần. Đây là biến chứng nặng có thể gây tử vong và có xu hướng gia tăng.

Các biến chứng nặng của MIS-C ở trẻ em thường liên quan đến hệ tim mạch, bao gồm viêm động mạch vành và giảm chức năng co bóp của cơ tim.Các bác sĩ khẳng định nếu trẻ mắc MIS-C được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời, đa số các trường hợp sẽ có đáp ứng tốt.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top