Điều trị phế âm và phế khí hư

(khoahocdoisong.vn) - Khi phế có bệnh không chỉ gây thở yếu, đoản hơi, ho, người mệt, khó thở... mà còn gây bệnh ở tỳ thận, can, tâm, đại trường...nên cần chữa trị sớm.

Phế nằm ở trong ngực, là cơ quan chủ trì tiết, phế chủ khí có tác dụng tuyên phát túc giáng, làm thông và điều hòa đường tuần hoàn của nước.

Biểu hiện bệnh lý: Về khí thở yếu, thiếu khí, đoản hơi, tiếng nói nhỏ, đứt quãng, người mệt); về túc giáng (khí nghịch gây ho, khí bế gây ngực đầy, khó thở); Về tuyên phát (ngực đầy, mũi tắc, đờm dãi ứ đọng); Về mao bì: Da khô, lông cứng (nuôi dưỡng kém), tự hãn dễ bị ngoại tà xâm nhập rồi không có mồ hôi hoặc có mồ hôi (bảo vệ kém); Với tỳ (Phế tỳ lương hư), với thận (phế thận âm hư), với can (can hỏa phạm phế), với tâm: tâm phế khí hư;...

Ngoài ra, người bệnh phù mặt, đái ít, chảy mũi, ngạt mũi, chảy máu cam, mất tiếng, khàn tiếng, dại tiện khó, táo bón...

Phế khí hư: Thường thấy ở các bệnh ho khạc mạn tính, ho lâu thương khí, nói nhiều thương khí, làm phế khí dần dần suy giảm. Bệnh cũng còn do ảnh hưởng của các tạng khác gây nên như tỳ khí hư không vận hóa được thủy cốc lên phế, làm phế khí hư dần. Thận khí hư, tâm khí hư cũng dẫn đến phế khí hư.

Chữa trị: Triệu chứng thường có khí đoản, tiếng nói nhỏ hay đứt quãng. Nếu làm hơi nặng là thở, ho yếu, người mệt mỏi, tự hãn, sắc mặt trắng, lưỡi nhạt non, mạch hư yếu. Phép điều trị: Bổ ích phế khí.

Phương 1: Bảo nguyên thang: Hoàng kỳ 20g, nhân sâm 20g, nhục quế 8g, cam thảo 5g, thêm sinh khương 1 lát. Hoàng kỳ, nhân sâm, cam thảo để bổ nguyên khí, phế khí trung khí. Nhục quế để ôn dương.

Phương 2: Tứ quân tử thang: Nhân sâm 10g, cam thảo g, bạch truật 9g, bạch linh 9g. Nhân sâm để bổ nguyên khí, kiên tỳ dưỡng vị, bạch truật để kiện tỳ táo thấp. Phục linh, cam thảo để thảm thấp kiện tỳ. Phương này chủ yếu là để ích khí kiện tỳ, từ đó bổ phế khí.

Phế âm hư: Là biểu hiện của trạng thái phần vật chất (âm) của phế bị tổn thương, thường thấy ở người có bệnh lâu suy yếu hoặc nhiệt tà làm tổn thương phế, hoặc do mất quá nhiều mồ hôi, tân dịch thiếu không dưỡng được tạng phế. Nếu âm hư không chế được dưỡng sẽ có chứng âm hư hỏa vượng.

Âm hư: Triệu chứng thường ho nặng, ho khan không có đờm hoặc ít đờm dính, họng khô ngứa hoặc tiếng khàn, người gày lưỡi đỏ, ích tân dịch, mạch tế vô lực. Phép điều trị: Tư dưỡng phế âm. Phương thuốc: Bách hợp cố kim thang gồm: Sinh địa 2 đồng cân (1 đồng cân (đc) bằng 3,7g), thục địa 3 đc, mạch môn 1,5 đc, bạch thược 1 đc, đương quy 1 đc, bối mẫu 1 đc, sinh cam thảo 1 đc, huyền sâm 0,8 đc, cát cánh 0,8 đc. Sinh địa, thục địa để tư âm bổ thận lương huyết. Mạch môn, bách bộ, bách hợp bối mẫu để hóa đờm chỉ ho. Sa sâm, huyền sâm để tư âm thanh thư hỏa lương huyết. Đương quy để dưỡng huyết, nhuận táo. Bạch thược để dưỡng huyết ích âm. Bối mẫu, cát cánh để tuyên phế chỉ hóa đờm. Cam thảo để điều hòa các vị thuốc.

Âm hư hỏa vượng: Ho có đờm có máu, khát muốn uống, sốt chiều, mồ hôi trộm, hai gò má đỏ, lưỡi đỏ, mạch tế sác. Phép điều trị: Tư âm giáng hỏa

Dưỡng âm thang: Sinh địa 2 đc, mạch môn 1,2 đc, cam thảo (sinh), 0,5 đc, huyền sâm 1,5 đc, bối mẫu 0,8 đc, đan bì 0,8 đc, bán hạ 0,8 đc, bạch thược 0,8 đc.

Tư âm giáng hỏa thang: Quy bản 2 đc, sinh địa 2 đc, tri mẫu 2 đc, hoàng bá 2 đc, mạch môn 2 đc, thiên môn 2 đc, bạch thược 2 đc, đương quy 2 đc, sa nhân 0,5 đc, cam thảo 1 đc, tủy lợn 1 cai.

Sinh địa, tủy lợn, quy bản để dưỡng thận âm. Mạch môn, thiên môn để dương phế âm, huyền sâm, tri mẫu, hoàng bá để tư âm giảng hỏa. Đan bì để lương huyết. Đương quy, bạch thược để dưỡng huyết liễm âm. Bối mẫu để nhuận phế hóa đờm. Bạc hà để tán tà lợi yết hầu. Sa nhân để hành khí hóa trung. Cam thảo để điều hòa các vị thuốc giải độc.

Theo Đời sống
back to top