Điều trị đích và liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư dạ dày

(khoahocdoisong.vn) - Ung thư không có nghĩa là dấu chấm hết. Hiện nay các phương pháp chẩn đoán, điều trị đang được cập nhật, cải tiến từng ngày nhằm đưa lại cuộc sống lạc quan cho người bệnh.

Ung thư dạ dày là bệnh ác tính khá phổ biến hiện nay bởi lối sống thiếu lành mạnh, ăn uống thiếu khoa học. Bệnh dễ di căn và gây tử vong cao vì triệu chứng ung thư dạ dày giai đoạn đầu rất mơ hồ và không đặc hiệu.

Xạ trị và hóa trị

Xạ trị sử dụng các chùm năng lượng cao, chẳng hạn như tia X và proton để tiêu diệt các tế bào ung thư. 

Trong ung thư đường tiêu hóa cũng như ung thư dạ dày có thể sử dụng xạ trị trước khi phẫu thuật (xạ trị bổ sung) để thu nhỏ khối u, dễ dàng loại bỏ hơn khi phẫu thuật. Liệu pháp xạ trị cũng có thể được sử dụng sau phẫu thuật (xạ trị bổ trợ) để tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào còn sót lại ở khu vực xung quanh thực quản hoặc dạ dày.

Xạ trị đến dạ dày có thể gây ra tiêu chảy, khó tiêu, buồn nôn và nôn. Xạ trị đến thực quản có thể gây đau khi nuốt và khó nuốt. Để tránh tác dụng phụ này, người bệnh có thể được khuyên nên đặt ống cho ăn vào dạ dày thông qua một vết mổ nhỏ ở bụng cho đến khi thực quản lành lại.

Trong trường hợp ung thư tiến triển, xạ trị có thể được sử dụng để làm giảm tác dụng phụ do khối u lớn gây ra.

Hóa trị là sử dụng hóa chất để tiêu diệt các tế bào ung thư. Thuốc hóa trị đi khắp cơ thể, tiêu diệt các tế bào ung thư có thể đã lan ra ngoài dạ dày.

Hóa trị có thể được đưa ra trước khi phẫu thuật (hóa trị tiền phẫu) để giúp thu nhỏ khối u, để có thể dễ dàng loại bỏ hơn. Hóa trị cũng được sử dụng sau phẫu thuật (hóa trị bổ trợ) để tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào có thể tồn tại trong cơ thể. Hóa trị thường được kết hợp với xạ trị. Hóa trị có thể được sử dụng một mình ở những người bị ung thư dạ dày tiến triển để giúp giảm các dấu hiệu và triệu chứng. Tác dụng phụ của hóa trị liệu phụ thuộc vào loại thuốc được sử dụng.

Điều trị đích và liệu pháp miễn dịch

Điều trị đích là liệu pháp nhắm mục tiêu sử dụng các loại thuốc tấn công các bất thường cụ thể trong các tế bào ung thư hoặc điều khiển hệ thống miễn dịch nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư (liệu pháp miễn dịch). Thuốc nhắm mục tiêu được sử dụng để điều trị ung thư dạ dày bao gồm:

+Trastuzumab (Herceptin) cho các tế bào ung thư dạ dày sản xuất quá nhiều HER2.

+Ramucirumab (Cyramza) cho bệnh ung thư dạ dày tiến triển mà không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.

+Imatinib (Gleevec) cho một dạng ung thư dạ dày hiếm gặp gọi là khối u mô đệm đường tiêu hóa.

+Sunitinib (Sutent), Regorafenib (Stivarga) cho các khối u mô đệm đường tiêu hóa.

Một số loại thuốc nhắm mục tiêu đang được nghiên cứu để điều trị ung thư đường tiêu hóa nhưng chỉ có hai trong số các loại thuốc này - ramucirumab và trastuzumab - đã được chấp thuận cho sử dụng. Thuốc nhắm mục tiêu thường được sử dụng kết hợp với thuốc hóa trị tiêu chuẩn. Các xét nghiệm về các tế bào ung thư của người bệnh có thể cho bác sĩ biết liệu các phương pháp điều trị này có khả năng hiệu quả hay không.

Trên thế giới, các nhà khoa học đang nghiên cứu một số loại thuốc mới, khai thác sức mạnh của hệ thống miễn dịch để loại bỏ ung thư - một phương pháp được gọi là liệu pháp miễn dịch. Những loại thuốc này hoạt động theo những cách phức tạp để làm cho hệ thống miễn dịch phản ứng với các tế bào ung thư.

Ngoài ra, chăm sóc giảm nhẹ, tức là những chăm sóc y tế chuyên biệt tập trung vào việc giảm đau và các triệu chứng khác có thể được sử dụng trong khi trải qua các phương pháp điều trị tích cực.

BS Trần Kiên Quyết, BV Xanh Pôn

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top