Điều trị đau gót chân do viêm cân gan bàn chân

(khoahocdoisong.vn) - Đau gót chân kéo dài là một triệu chứng hay gặp của viêm cân gan bàn chân. Chụp phim dễ bị lầm tưởng là gai gót chân nhưng thực tế là sự đóng vôi của gân bám vào xương gót bị viêm. Khi bị bệnh cần biết cách tập luyện và điều trị.

Triệu chứng: Sau thời gian ngủ hay nghỉ ngơi, bệnh nhân đi bộ thấy đau ở phần gót chân. Cơn đau này giảm sau một thời gian vận động. Nhưng nếu đi lại nhiều đau gót chân sẽ trở lại. Bệnh hay gặp ở độ tuổi 40 - 60, người nặng cân, người có công việc phải đi bộ nhiều, người có bàn chân phẳng vòm chân cao...

Nguyên nhân: Cân gan chân là một dải gân cơ bám từ các chỏm xương bàn đến xương gót giúp bàn chân có độ nhún và duy trì độ cong sinh lý của bàn chân. Cân gan bàn chân giúp giảm nhẹ trọng lực dồn xuống bàn chân khi vận động.Từ đó, nó giúp việc đi lại dễ dàng hơn, bảo vệ các khớp... Cân gan chân khi bị tổn thương sẽ gây đau nhức gót chân.

Chẩn đoán: Một bàn tay bác sĩ kéo các ngón chân về phia mu chân, ngón cái ấn dọc đường đi của cân gan chân bắt đầu từ gót. Các điểm đau có thể tìm thấy (Hình 1).

Hình 1.

Hình 1.

Các xét nghiệm máu không cần thiết để chẩn đoán bệnh. X-quang gót chân có thể thực hiện khi triệu chứng không điển hình hay đau gót chân kéo dài. Có thể thấy hình ảnh gai xương gót, đây không phải gai mọc từ xương ra mà mọi người lầm tưởng, bản chất là sự đóng vôi của gân bám vào xương gót bị viêm đi viêm lại nhiều lần.

Điều trị: Người bệnh nên nghỉ ngơi, gác chân lên ghế đẩu nếu có thể; Đi giầy rộng thoải mái với gót thấp và đế mềm, có thể đệm miếng lót chân mềm; Chườm đá: Cho đá hoặc đậu hà lan để ngăn đá tủ lạnh cho vào 1 cái khăn, chườm vùng đau khoảng 20 phút mỗi 3 giờ và đặc biệt là thực hiện các bài tập kéo giãn cân gan chân thường xuyên sau đây:

Kéo giãn cơ lòng bàn chân: Ngồi trên ghế, gác chân bị đau qua chân kia. Giữ bàn chân trong tay, kéo các ngón chân về phía ống chân để tạo lực căng ở gan bàn chân. Đặt bàn tay khác ở gan bàn chân để cảm nhận sự căng thẳng trong cơ. Giữ trong 10 giây, lặp lại 2 - 3 lần.

Tập luyện trị liệu viêm cân gan bàn chân.

Tập luyện trị liệu viêm cân gan bàn chân.

Cán giãn cơ lòng bàn chân: Đặt một vật tròn, chẳng hạn như quả bóng chơi gofl hoặc bóng tennis dưới bàn chân và lăn qua lại để cán giãn cơ. Có thể sử dụng con lăn chuyên dụng mua tại cửa hàng dụng cụ thể thao. Sử dụng các bước sau để cán giãn cơ lòng bàn chân: Ngồi trên ghế cao, lăn vật tròn dưới gan bàn chân trong khoảng 2 phút.

Nhặt khăn: Dùng ngón chân cuộn khăn tắm có thể kéo giãn cơ gan bàn chân và bắp chân. Nên thực hiện những động tác này trước khi đi bộ hoặc thực hiện bất kỳ công việc nào khác vào buổi sáng. Các bước thực hiện như sau: Ngồi trên ghế với hai bàn chân đặt trên sàn bằng phẳng với một chiếc khăn nhỏ (khăn bông, khăn tắm). Dùng ngón chân cuộn khăn về phía mình. Thư giãn chân và lặp lại 5 lần.

Ngoài ra, người bệnh không nên đi bộ hoặc đứng trong thời gian dài; Không đi giày cao gót hay giày chật; Không đi dép xỏ ngón hay dép lê; Không đi chân đất trên nền cứng.
Điều trị: Có thể dùng thuốc giảm đau không steroid trong 2-3 tuần; Tiêm corticoid: Rất hiệu quả nhưng phải thực hiện ở bác sĩ được đào tạo; Phục hồi chức năng

Phẫu thuật: Rất hạn chế, chỉ thực hiện khi đau nghiêm trọng và khi các phương pháp điều trị khác thất bại.

BS Trịnh Thế Cường (Bệnh viện E)

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top