Điều trị đau bằng liệu pháp quang châm

(khoahocdoisong.vn) - Ưu điểm của việc dùng tia laser châm cứu là có thể châm chính xác đến các huyệt mà không phải dùng kim. Laser dùng châm thường có công suất thấp, ít bị nước hấp thu và không gây nhiễm trùng.

Laser đi sâu vào huyệt, kích thích cơ

Laser châm là sự kết hợp giữa châm cứu cổ truyền với chùm tia laser của y học hiện đại với cây kim được thay thế bằng chùm tia laser và tác động lên hệ thống các huyệt vị. (Ảnh minh họa)

Laser châm là sự kết hợp giữa châm cứu cổ truyền với chùm tia laser của y học hiện đại với cây kim được thay thế bằng chùm tia laser và tác động lên hệ thống các huyệt vị. (Ảnh minh họa)

Laser là một kỹ thuật mới và hiện đại ứng dụng trong điều trị. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, vật lý y sinh, laser công suất thấp với đặc tính kích thích sinh học ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong y học lâm sàng với lĩnh vực điều trị khá phong phú như da liễu, tai mũi họng, bệnh lý mạch máu, cơ xương khớp, kích thích lành vết thương làm đẹp…

Laser châm là sự kết hợp giữa phương pháp châm cứu cổ truyền với chùm tia laser của y học hiện đại với cây kim được thay thế bằng chùm tia laser và tác động lên hệ thống các huyệt vị. Liệu pháp châm laser bán dẫn công suất thấp (quang châm) một trong những ứng dụng quan trọng của laser vào y học cổ truyền, chuyên đặc trị một số bệnh phổ biến như đau, liệt, rối loạn chức năng cơ thể… Nguyên tắc của phương pháp này là dựa vào khả năng đâm xuyên của tia laser. Các tia laser được chiếu đi sâu vào trong các huyệt, tương tác giữa các tia laser với các mô ở huyệt có tác dụng kích thích cơ.

Đây là phương pháp điều trị không xâm lấn, không gây đau, không lây truyền bệnh, nên là một sự lựa chọn mới cho nhiều người bệnh. Ánh sáng đơn sắc phát ra từ một thiết bị laser công suất thấp (≤ 250 milliwatt) chiếu vào các huyệt trên hệ thống kinh lạc giúp cơ thể lập lại cân bằng âm - dương, khí huyết nhằm mục đích điều trị và phòng bệnh.

Giúp cải thiện trao đổi chất của tế bào

Chùm tia laser có thể xâm nhập vào các độ sâu khác nhau phụ thuộc vào bước sóng được sử dụng để kích thích trực tiếp các huyệt. Ở mức độ tế bào, ánh sáng laser còn giúp cải thiện quá trình trao đổi chất của tế bào. Năng lượng ánh sáng được đưa qua da và được hấp thụ vào mô, làm nóng lên các mạch máu tại chỗ, gia tăng lưu thông máu làm giảm đau các cơ vận động và khớp, các điểm đau và cơ co cứng, thư giãn cơ bắp và giảm co thắt cơ, giảm đau và cứng khớp liên quan với bệnh lý khớp...

Do không dùng kim châm như châm cứu truyền thống nên laser quang châm không có nguy cơ gãy kim hoặc nhiễm trùng, lây nhiễm các bệnh khác.

Do không dùng kim châm như châm cứu truyền thống nên laser quang châm không có nguy cơ gãy kim hoặc nhiễm trùng, lây nhiễm các bệnh khác.

Các kim quang trong quang châm được đặt trên da của người bệnh. Ánh sáng laser tập trung cao vào các mô dẫn đến hiệu ứng kích thích sinh học và hiệu ứng bù trừ mà không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào. Laser không xâm lấn nên không gây ra các tổn thương ở các điểm châm, do đó không gây đau, không chảy máu, không tạo vết thương ngoài da cho người bệnh.

Ngoài ra, do không dùng kim châm nên không có nguy cơ gãy kim hoặc nhiễm trùng, lây nhiễm các bệnh khác; thích hợp cho bệnh nhân sợ đau và đặc biệt là trẻ em.

Laser châm điều trị các chứng đau: Đau vai gáy, đau quanh khớp vai, đau lưng, đau thần kinh toạ, hội chứng ống cổ tay…

Laser châm điều trị các chứng liệt: Liệt nửa người do các nguyên nhân khác nhau, liệt dây thần kinh VII ngoại biên. Liệt dây III, dây V…

Laser châm cải thiện các chức năng cơ thể rối loạn: Viêm mũi - xoang, mất ngủ, hen phế quản…

Laser châm có thể dùng đơn độc, hoặc  kết hợp laser châm với  điện châm, hoặc laser châm với xoa bóp bấm huyệt.

Không sử dụng laser châm trong các trường hợp sau: Những thay đổi bất thường của da không rõ nguyên nhân; tiền ung thư, u ác tính; sau khi điều trị với các thuốc ức chế miễn dịch, corticoid liều cao kéo dài; người bệnh động kinh; người bệnh suy tim mất bù, loạn nhịp, suy mạch vành; bệnh cường giáp.

Do cơ địa quá mẫn cảm với ánh sáng, người bệnh có thể xuất hiện các nốt đỏ ở da, mẩn ngứa; nên có thể tạm dừng điều trị 1 - 3 ngày cho đến khi hết các nốt đỏ.

Theo Đời sống
back to top