Điều trị đái tháo đường có nhiễm toan ceton bằng tiêm insulin dưới da

Thay vì phải truyền insulin tĩnh mạch, hiện nay các bệnh nhân nhiễm toan ceton có thể chỉ cần tiêm insulin dưới da.

Cách đây 4 năm có 1 bệnh nhân đái tháo đường vào Khoa Cấp cứu A9 – Bệnh viện Bạch Mai vì bị hôn mê nhiễm toan ceton (DKA). Oái ăm là bệnh nhân lại bị dị ứng với hầu hết các loại insulin nên sau khi hội chẩn khắp nơi, các bac sĩ quyết định vẫn cho truyền insulin tĩnh mạch, với tinh thần sẵn sàng cấp cứu shock phản vệ. May mắn là nó không xảy ra và bệnh nhân được cứu sống.

Hiện nay các bệnh nhân nhiễm toan ceton có thể chỉ cần tiêm insulin dưới da, nhưng với mục đích là để giảm chi phí.

Theo các hướng dẫn chuẩn thì các bệnh nhân đái tháo đường có nhiễm toan ceton (DKA) cần phải được bù dịch, truyền insulin tĩnh mạch và điều chỉnh các rồi loạn điện giải và theo dõi sát tại các khoa Hồi sức tích cực. Hậu quả là chi phí điều trị bệnh nhân nhiễm toan ceton ở Hoa Kỳ là khoảng 5 tỷ USD mỗi năm. Vì vậy ở nhiều nước đã có các hướng dẫn điều trị bệnh nhân nhiễm toan ceton ở ngoài khoa Hồi sức tích cực.

Nghiên cứu được tiến hành tại 21 bệnh viện tại Bắc California (Hoa Kỳ) từ 1/1/2010 đến 31/12/2019 trên 7989 bệnh nhân nhiễm toan ceton nhập viện, tuổi trung bình là 42,3 ± 17,7 tuổi và 51,8% bệnh nhân là nữ. Trong đó 1 bệnh viện áp dụng phác đồ tiêm insulin dưới da còn 20 bệnh viện vẫn sử dụng phác đồ truyền insulin tĩnh mạch theo quy định.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhóm bệnh nhân nhiễm toan ceton điều trị insulin dưới da không bị tăng hạ đường huyết nhưng tỷ lệ phải vào các đơn vị hồi sức tích cực giảm tương đối 57%, tỷ lệ tái nhập viện giảm 50%, còn thời gian nằm viện không khác biệt.

Điều này chứng tỏ phác đồ điều trị bệnh nhân nhiễm toan ceton bằng tiêm insulin dưới da có hiệu quả và an toàn, làm giảm chi phí điều trị.

TS.BS Nguyễn Quang Bảy (Trưởng khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai)

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top