Điều trị Covid-19 trái tuyến được hưởng BHYT như đúng tuyến

(khoahocdoisong.vn) - Đối với người bệnh Covid-19 khi đi khám và điều trị trái tuyến được thanh toán như trường hợp đi khám chữa bệnh đúng tuyến.

Bộ Y tế vừa có Công văn số 4176/BYT-BH gửi Sở Y tế Đà Nẵng và Bảo hiểm xã hội Việt Nam, ngày 5/8/2020 về việc tổ chức khám chữa bệnh (KCB) và thanh toán chi phí khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế (BHYT) cho người bệnh trong tình hình dịch bệnh do Covid-19 như sau:

1. Đối với trường hợp đến khám chữa bệnh (KCB) tại cơ sở có hợp đồng KCB BHYT nhưng không phải là nơi đăng ký KCB ban đầu theo hướng dẫn của Sở Y tế: Thanh toán như trường hợp đi KCB đúng tuyến;

2. Đối với trường hợp đến KCB tại cơ sở KCB không có hợp đồng KCB BHYT nhưng được Sở Y tế giao nhiệm vụ tiếp nhận để cấp cứu, điều trị người bệnh có thẻ BHYT:

- Thanh toán chi phí KCB BHYT như trường hợp KCB đúng tuyến, theo phạm vi được hưởng và mức hưởng của người tham gia BHYT đối với trường hợp cấp cứu hoặc có giấy chuyển tuyến;

- Thanh toán theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 30 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT đối với trường hợp người bệnh tự đến KCB (không phải cấp cứu, không có giấy chuyển tuyến KCB BHYT).

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top