Điều trị các thể sốt rét

(khoahocdoisong.vn) - Chứng sốt rét còn có tên gọi chứng thiếu dương hay chứng hàn nhiệt vãng lai là chỉ những cơn rét, cơn sốt thay đổi nhau, mỗi ngày có một cơn hoặc hai ba cơn, bệnh phát ra có giờ giấc nhất định, thường phát về ban ngày.

Chứng này thường gặp trong bệnh ngược tật (sốt rét), hoặc âm dương cùng hư. Bệnh thường ở vị trí của thủ thiếu dương tam tiêu kinh trong hệ kinh lạc. Bệnh làm cơ thể tổn thương huyết chủ yếu là hồng cấu. Làm tổn thương sự điều tiết của lục phủ ngũ tạng. Làm cơ thể suy yếu. Gặp trường hợp ác tính có thể gây tử vong.

- Điều trị trước khi lên cơn sốt. Sau khi bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc chứng sốt rét do ngược tật, hằng ngày lên cơn sốt có thể dùng bài thuốc sau đây để làm giảm nhẹ cơn sốt hoặc cắt cơn sốt. Bài thuốc gồm vân mẫu 100g, thục tất (sao) 12g, bạch vi 8g, hoàng cầm 8g, trư linh 12g, đương quy 8g, sài hồ 12g, bán hạ (chế) 8g. Nếu rét nhiều bỏ hoàng cầm gia long cốt 12g, nếu sốt cao bỏ bán hạ gia tri mẫu 12g, nếu lưỡi nhớt nhiều, ăn kém gia thảo quả 8g. Nếu sốt lâu ngày không dứt gia đảng sâm 12g, bạch truật 12g, mẫu lệ 12g, sinh khương 12g, đại táo 12g. Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi lên cơn sốt 60 phút, khi thuốc còn nóng.

- Điều trị khi sốt rét lâu ngày, cơn sốt ngày càng nặng. Triệu chứng: Cơ thể gầy còm, lên cơn sốt rét dữ dội không có giờ nhất định, hơi thở yếu, lòng trắng của mắt xanh biếc, da khô tróc vảy, lưỡi đỏ tía, không nhuận, gốc lưỡi và giữa lưỡi có màu đen, bệnh biến chứng do tỳ thận hư suy. Điều trị, bổ tỳ thận tiệt ngược tà. Bài thuốc gồm hà thủ ô (chế) 20g, thục địa 10g, can khương (thán sao) 6g, phục linh 12g, phá cố chỉ 12g, phụ tử (chế) 4g, sơn thù nhục 10g, bạch truật 12g, sinh khương 12g, đại táo 12g. gia giảm: nếu táo bón gia nhục thung dung  10g, đương quy 10g. Ngày uống một thang sắc uống 3 lần trong ngày uống trước khi ăn, hoặc lúc đói.

- Điều trị cảm nhiễm phong hàn làm can uất khí trệ thấp tà nung nấu, khí ở tam tiêu không thông. Triệu chứng, khi bệnh nhân bắt đầu cơn sốt rét, thấy khó chịu nằm ngồi không yên, ngực đầy, đau đầu chóng mặt, ù tai, miệng lưỡi khô, tim hồi hộp, ra mồ hôi, có trường hợp ra mồ hôi nữa người, đầu lắc lư, tay chân run rẩy khó chịu. Lấy thư can (gan) bình can ôn dương hóa ẩm, điều hòa tam tiêu. Bài thuốc gồm sài hồ 12g, đảng sâm 12g, cam thảo 10g, phục linh 12g, long cốt 16g, đại táo 15g, bán hạ (chế)10g, hoàng cầm  10g, quế chi 10g, thục đại hoàng 6g, mẫu lệ 16g, sinh khương 12g. Gia giảm, nếu khí xông lên vùng ngực làm phiền loạn, đau vùng vị quản vã mồ hôi gia bạch truật 12g. Nếu can khí xông lên đau đầu chóng mặt, tai ù, tai điếc, co giật, nước tiểu đục, đái giắt, đau vùng lưng, tay chân tê, mạch huyền đại khẩn gia quế chi 10g, ngô thù du 10g. Nếu tim hồi hộp, đau vùng vị quản bỏ quế chi, gia, nhục quế 10g, sinh khương 6g. Nếu vùng bụng co giật bỏ đại hoàng gia thục địa 6g. Nếu chính khí suy yếu bệnh nhân co giật bỏ đảng sâm, gia nhân sâm 12g. Ngày uống một thang sắc uống 3 lần trong ngày, uống sau khi ăn khi thuốc còn ấm.

TTND.BS Nguyễn Xuân Hướn(nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam)

Theo Đời sống
Lợi ích bất ngờ của hạt đu đủ

Lợi ích bất ngờ của hạt đu đủ

Các lợi ích từ quả, hoa đực của cây đu đủ được rất nhiều người biết đến, thế nhưng ít ai biết hạt của loại quả này cũng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nếu tiêu thụ đúng cách.
back to top