Điều trị bảo tồn vỡ gan, chấn thương bụng kín

Chấn thương bụng kín xảy ra khi gặp tai nạn lớn, khiến bệnh nhân có thể vỡ gan hoặc các nội tác khác. Những trường hợp này cần xử lý kịp thời.

BS Dũng xử lý chấn thương bụng kín cho bệnh nhân

Chấn thương gan là một trong những cấp cứu ngoại khoa thường gặp và nguy hiểm nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời. Chảy máu ổ bụng do tổn thương gan làm bệnh nhân nhanh chóng mất máu dẫn đến shock, thậm chí tử vong.

Bệnh nhân Đỗ Như Hòa (Hà Đông, Hà Nội) nhập Bệnh viện 103 trong tình trạng tỉnh, nhưng huyết áp tụt, đau vùng hạ sườn phải, chướng bụng. Trước đó bệnh nhân bị ngã, bụng va vào tấm betong. Khi siêu âm, các bác sĩ thấy nhiều dịch lẫn máu trong ổ bụng, làm xét nghiệm thì hồng cầu giảm. Ngay lập tức, bệnh nhân được xử lý cấp cứu do vỡ gan, chấn thương bụng kín.

TS Đặng Việt Dũng, Trưởng khoa Ngoại, Bệnh viện 103 cho biết, sau khi xảy ra những va đập đến thân thể như tai nạn giao thông, tai nạn lao động, rơi từ trên cao xuống…, dù ngay sau đó người bệnh có thể tỉnh táo nhưng những dấu hiệu sau cần phải đề cập đến tình trạng chấn thương gan để xử trí kịp thời: Có những vết bầm tím, đụng dập, sây sát ở bụng ngực bên phải; Đau hạ sườn phải và có phản ứng nửa bụng bên phải, đau lan lên vai phải và đau khi ấn vào xương sườn bên phải…

Đối với bệnh nhân Hòa, anh bị tổn thương gan độ 3, hạ sườn phân thùy 6-8, nếu không xử lý nhanh, bệnh nhân sẽ mất nhiều máu, chướng bụng nhiều do dịch, mủ tích tụ.

Những bệnh nhân vỡ gan, trước kia phải trải qua một cuộc phẫu thuật khá tốn kém và mất nhiều máu, sức khỏe, nhưng hiện nay chỉ những bệnh nhân có chẩn đoán vỡ gan độ IV, V mất máu nhiều và shock nặng thì tiến hành phẫu thuật. Còn lại bệnh nhân có thể bảo tồn gan bằng cách chọc dẫn lưu dịch và máu.

Trong phương pháp này, biện pháp siêu âm là “đường dẫn” để đánh dấu, xác định điểm chọc hút dịch. Các bác sĩ sẽ sát trùng vào điểm chọc hút dịch, gây tê, sau đó dùng kim chọc song song với đầu dò để kim qua phúc mạc, tới ổ dịch, lúc này bệnh nhân sẽ hơi nhói đau, nhưng sẽ xuất hiện cảm giác dễ chịu khi dịch chảy ra.

Sau khi chọc dịch ra, bệnh nhân sẽ được xác định lượng máu mất nhiều hay ít để có phương pháp bù máu và sử dụng một số thuốc kháng sinh, chống viêm…

Phạm Hằng

Theo Đời sống
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top