Điều còn mãi và hiệu ứng cộng đồng…

KH&ĐS luôn tự hào vì có nhiều tuyến bài thiết thực, hữu ích mang lại giá trị cộng đồng, được bạn đọc tin tưởng và áp dụng trong cuộc sống hàng ngày.

Tiếp sức chống dịch Covid-19

Đầu năm 2020, cả nước bắt đầu “nóng” với dịch Covid-19. Từ một F0, phải khoanh vùng thêm những người liên quan F1, F2, F3, F4, tất cả đều được quản lý nghiêm ngặt.

Công tác “chống dịch như chống giặc” được chỉ đạo xuyên suốt, tất cả vào cuộc khẩn trương, nghiêm túc. KH&ĐS đã tập trung đưa tin, tuyên truyền các chính sách, chủ trương, đường lối, phản ánh những cơ sở, đơn vị, người dân tham gia phòng chống dịch...

Báo KH&ĐS phối hợp cùng Công ty Safelife Việt Nam trao tặng khẩu trang.

Báo KH&ĐS phối hợp cùng Công ty Safelife Việt Nam trao tặng khẩu trang.

Thời kỳ đầu, nhân lực, vật lực cho y tế ở hầu hết các địa phương thiếu thốn rất nhiều, đặc biệt là tuyến đầu chống dịch và các tỉnh biên giới. Thấu hiểu những khó khăn của các chiến sĩ bộ đội biên phòng, canh giữ nơi phên giậu tổ quốc, tổ chức dựng lều lán trên rừng, không có điện, không có nước, vẫn phải canh gác, kiểm soát tốt các đường mòn lối mở, Báo KH&ĐS đã phối hợp cùng Công ty Safelife Việt Nam trao tặng 83 nghìn chiếc khẩu trang kháng khuẩn cao cấp, hàng nghìn lít dung dịch anolyte, nước sát khuẩn tới Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cùng các tỉnh biên giới Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Bắc Giang, Thanh Hóa... góp phần chung tay cùng cả nước thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19.

GS.TSKH Đặng Vũ Minh, nguyên Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã xúc động chia sẻ: “Chúng tôi nhiệt liệt hoan nghênh Báo KH&ĐS đã có nhiều bài viết rất thiết thực truyền bá những kiến thức khoa học công nghệ để hướng dẫn người dân cách phòng chống dịch bệnh. Tôi cũng rất hoan nghênh các cán bộ phóng viên, biên tập viên, lãnh đạo Báo đã quyết định tặng khẩu trang đến chiến sĩ bộ đội biên phòng. Dịch bệnh Covid-19 khiến người ta phải đeo khẩu trang, che mặt đi, nhưng nó khơi dậy ý chí kiên cường, khơi dậy tình đoàn kết của người Việt Nam để cùng nhau chiến thắng dịch bệnh”.

Dấu ấn từ các cuộc thi “Sống khỏe”

Từ năm 2013-2019, KH&ĐS liên tục tổ chức các cuộc thi “Bí quyết sống khỏe”, với mục đích tạo diễn đàn để bạn đọc giao lưu, chia sẻ bí quyết sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc và có ích cho cộng đồng.

Cuộc thi tổ chức lần đầu tiên năm 2013, sau 6 tháng phát động, hơn 1.000 bài dự thi - cũng là hơn 1.000 bí quyết chăm sóc, giữ gìn, nâng cao sức khỏe của người cao tuổi trên cả nước gửi về tòa soạn. Nhiều bạn đọc chia sẻ, cuộc thi có ý nghĩa rất sâu sắc bởi giúp độc giả biết thêm được các bí quyết chăm sóc sức khỏe có thể áp dụng và làm theo.

Nhiều bạn đọc khi kết thúc cuộc thi mong muốn được KH&ĐS in thành sách các bài dự thi để thêm một cẩm nang chăm sóc sức khỏe.

Từ thành công vang dội của cuộc thi đầu tiên, KH&ĐS tiếp tục tổ chức các cuộc thi với những tên gọi khác nhau: “Bách niên giai lão”, “Lăng kính tuổi vàng”, “Bí quyết sống khỏe - sống cao đẹp”...

Trao giải cuộc thi Bách niên giai lão.

Trao giải cuộc thi Bách niên giai lão.

Với mỗi cuộc thi, KH&ĐS đều nhận được sự tham gia nhiệt tình của bạn đọc. Có tác giả tham gia tất cả các cuộc thi, đóng góp cho Tòa soạn gần 100 tác phẩm như ông Khúc Văn Quý (Hai Bà Trưng, Hà Nội), ông Đặng Văn Quế (Thanh Thủy, Phú Thọ), ông Phạm Ngọc Châu (TP Hải Dương), ông Đặng Văn Toàn (Tam Nông, Phú Thọ), ông Nguyễn Kim Sinh (Hải Phòng)...

Không chỉ viết về mình, các tác giả còn cất công tìm kiếm nhân vật ở xung quanh, đi xa gặp đồng đội cũ, bạn học cũ có bí quyết hay để chia sẻ với bạn đọc.

Khỏi bệnh nhờ dưỡng sinh

Với sự cộng tác của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, KH&ĐS đã phát hành tuyến bài về Khí công dưỡng sinh của BS.VS Nguyễn Văn Thắng (Chủ nhiệm CLB Khí Công - Thăng Long), gồm: “Khí công dưỡng sinh tăng cường chức năng cho vai và chi trên”, Khí công “nâng trời, ép đất” điều trị huyết áp thấp”, Vận động cột sống là “đệ nhất điều thân sống”, Công phu vận động, xoa bóp chi dưới trẻ hóa cơ thể”, “Đạt ma chân pháp phòng chống và phục hồi đột quỵ”... đã giúp nhiều bạn đọc biết đến và yêu thích bộ môn này.

Bị viêm đa khớp kết hợp với huyết áp thấp, viêm đường tiết niệu, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, gan nhiễm mỡ... khiến ông Lê Văn Thống (68 tuổi, Mỹ Lộc, Cam Lộc, Hà Tĩnh) nghĩ mình đã bị “kết án tử”. Vậy mà nhiều năm nay ông không phải dùng thuốc nhờ luyện Tâm tỉnh giác, một bài tập trong Tâm năng dưỡng sinh. Ông Thống luôn biết ơn vì nhờ phương pháp tự tập luyện chữa bệnh này mà ông sống khỏe mạnh đến hôm nay.

Tuyến bài về Khí công dưỡng sinh của BS.VS Nguyễn Văn Thắng (Chủ nhiệm CLB Khí Công - Thăng Long) được nhiều độc giả hưởng ứng.

Tuyến bài về Khí công dưỡng sinh của BS.VS Nguyễn Văn Thắng (Chủ nhiệm CLB Khí Công - Thăng Long) được nhiều độc giả hưởng ứng.

Còn bà Nguyễn Thị Chiến (63 tuổi ở thôn 5, xã Du Lễ, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng) bị viêm đa khớp nặng không đi lại được, giờ đã gần như khỏi hoàn toàn, đi lại bình thường nhờ tập thiền bất động thu năng lượng và tu tâm.

Bà kể, tập tâm năng dưỡng sinh không chỉ ngồi thiền bất động thu năng lượng, mà còn phải rèn cách tư duy tích cực để sống với Tâm lành, Thân lành và Ngôn lành. Tâm lành là sống chân thật, rộng lượng, yêu thương, vị tha. Thân lành là không làm việc phạm pháp, không xem phim bạo lực, không sát sinh, không làm hại người khác. Ngôn lành là không nói dối, không nói lời độc ác, luôn chân thành trong từng lời nói.

Bà Cao Thị Tao 69 tuổi (số nhà 4 ngách 110/1 đường Nguyễn Hoàng Tôn, Tây Hồ, Hà Nội) bị vôi hóa đốt sống lưng cách đây hơn 30 năm và bị thoái hóa đốt sống cổ nhờ kiên trì tập luyện phương pháp ngồi thu năng lượng, bệnh đã ổn định.

“Quả thật là quá kỳ diệu, ban đầu nghe nhiều người nói tôi còn không tin. Tôi đã đi chữa rất nhiều nơi và nhiều cách rồi mà vẫn không khỏi, làm gì có chuyện chỉ có ngồi không mà khỏi được bệnh. Thế nhưng tôi vẫn cứ thử xem sao, rồi cứ thế kiên trì tập luyện, đến giờ coi như khỏi hoàn toàn, không còn thấy đau buốt gì nữa”, bà Tao chia sẻ.

Theo BS.VS Nguyễn Văn Thắng, tập tâm năng dưỡng sinh là luyện công pháp kết hợp giữa ngồi thiền luyện thở, luyện tâm và luyện thân để thu nhận năng lượng vũ trụ giúp khí huyết trong cơ thể lưu thông, cường kiện nội tạng. Tập Tâm năng dưỡng sinh giúp con người luôn trong sáng, bền vững và nếu tập đúng những công pháp trị liệu, có thể phòng tránh và đẩy lùi bệnh tật.

Theo Đời sống
Tại sao không đánh thuế vàng?

Tại sao không đánh thuế vàng?

Các chuyên gia cho rằng, cần thiết phải đánh thuế vàng. Nhiều người mua vàng đầu cơ, mua bán nhằm sinh lời, khi đã kinh doanh cần phải chịu một số sắc thái thuế cho hoạt động đầu tư giống bất động sản, chứng khoán.
back to top