Điện thờ La Mã nguyên vẹn như mới dưới tro núi lửa 2.000 năm

Điện thờ với những bức bích họa tươi mới, sống động như thật bị chôn vùi sau thảm họa phun trào, được tro núi lửa bảo vệ suốt 2.000 năm.

<div><!--start video embed --> <div> <div> <div> <div style="text-align: justify;">Điện thờ cổ đại giữ nguy&ecirc;n diện mạo suốt 2.000 năm được t&igrave;m thấy ở th&agrave;nh phố Pompeii đổ n&aacute;t, <em>Sun </em>h&ocirc;m 12/10 đưa tin. Khu vực điện thờ được bảo quản ho&agrave;n hảo nhờ tro n&uacute;i lửa sau thảm họa phun tr&agrave;o năm 79 của n&uacute;i Vesuvius, biến Pompeii th&agrave;nh phế t&iacute;ch v&agrave; giết chết16.000 người.</div> </div> </div> </div> <p style="text-align: justify;"><!--end video embed --></p> </div> <p style="text-align: justify;">Điện thờ c&oacute; tường sơn đỏ thẫm c&ugrave;ng nhiều b&iacute;ch họa m&ocirc; tả khu vườn kỳ th&uacute; với chim mu&ocirc;ng, c&acirc;y cối v&agrave; c&aacute;c lo&agrave;i rắn. Nh&oacute;m khảo cổ nhận x&eacute;t điện thờ c&oacute; t&ecirc;n gọi lararium n&agrave;y rất đặc biệt. Họ đang khai quật t&agrave;n t&iacute;ch để t&igrave;m hiểu nhiều hơn về những người sử dụng c&ocirc;ng tr&igrave;nh.</p> <table align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td style="text-align: justify;"><img alt="Con chim công được vẽ sát chân tường để tạo cảm giác như đang đi trên mặt đất. Ảnh: AP." src="https://khds.1cdn.vn/2018/10/15/vne-shrine-1-9301-1539570808.jpg" /></td> </tr> <tr> <td> <p style="text-align: justify;"><em>Con chim c&ocirc;ng được vẽ s&aacute;t ch&acirc;n tường để tạo cảm gi&aacute;c như đang đi tr&ecirc;n mặt đất. Ảnh: AP.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">Ở thời La M&atilde; cổ đại, lararium l&agrave; khu vực điện thờ ở lối v&agrave;o nh&agrave; của người gi&agrave;u, nơi họ d&acirc;ng đồ c&uacute;ng tế v&agrave; cầu nguyện trước c&aacute;c vị thần. Massimo Osanna, người chỉ đạo khai quật ở di t&iacute;ch khảo cổ Pompeii, nhấn mạnh ph&aacute;t hiện l&agrave; &quot;căn ph&ograve;ng kỳ diệu v&agrave; b&iacute; ẩn cần nghi&ecirc;n cứu l&acirc;u d&agrave;i&quot;. Căn ph&ograve;ng x&acirc;y liền với tường của một ng&ocirc;i nh&agrave; nhỏ v&agrave; c&oacute; nhiều tranh vẽ c&aacute;c vị thần La M&atilde; hay được thờ c&uacute;ng tại gia.</p> <p style="text-align: justify;">Tranh vẽ động vật trong khu vườn kỳ th&uacute; tu&acirc;n theo phong c&aacute;ch minh họa đặc trưng ở thời La M&atilde;, trong đ&oacute; con c&ocirc;ng được vẽ dọc ch&acirc;n tường để tạo cảm tưởng n&oacute; đang bước đi trong khu vườn thực sự. Một bức b&iacute;ch họa vẽ người đ&agrave;n &ocirc;ng đầu ch&oacute;, c&oacute; thể l&agrave; phi&ecirc;n bản La M&atilde; của thần Anubis ở Ai Cập.</p> <p style="text-align: justify;">Điện thờ rất phổ biến trong c&aacute;c gia đ&igrave;nh La M&atilde;, theo gi&aacute;o sư Ingrid Rowland, nh&agrave; sử học ở Đại học Notre Dame. &quot;Mỗi ng&ocirc;i nh&agrave; c&oacute; latarium, nhưng chỉ những người gi&agrave;u c&oacute; nhất c&oacute; thể x&acirc;y lararium b&ecirc;n trong một căn ph&ograve;ng đặc biệt trang tr&iacute; xa hoa&quot;, Rowland n&oacute;i.</p> <p style="text-align: justify;">Theo Osanna, điện thờ n&agrave;y đặc biệt kh&ocirc;ng chỉ bởi trang tr&iacute; đẹp mắt ở b&iacute;ch họa tr&ecirc;n tường m&agrave; c&ograve;n do c&ocirc;ng tr&igrave;nh được bảo quản cực tốt. &quot;Những bức tranh nằm rải r&aacute;c trong khu vực được bảo quản bởi tro n&uacute;i lửa sau vụ phun tr&agrave;o của n&uacute;i Vesuvius v&agrave;o năm 79. Lớp đ&aacute; v&agrave; tro d&agrave;y phun ra trong thảm họa k&eacute;o d&agrave;i hai ng&agrave;y ngăn &aacute;nh s&aacute;ng Mặt Trời v&agrave; nước tiếp x&uacute;c với đồ tạo t&aacute;c b&ecirc;n dưới trong gần hai thi&ecirc;n ni&ecirc;n kỷ&quot;, Osanna cho biết.</p>

Theo vnexpress.net
Dấu hiệu lạ từ lỗ đen quái vật của Ngân Hà

Dấu hiệu lạ từ lỗ đen quái vật của Ngân Hà

Sagittarius A* là lỗ đen quái vật nằm ở trung tâm Milky Way (Ngân Hà), là thiên hà mà Trái Đất trú ngụ. Những hình ảnh mới chụp được bởi Kính thiên văn Event Horizon (EHT) đã hé lộ một bức tranh mới về lỗ đen này.
Nọc độc rắn hổ nguy hiểm thế nào?

Nọc độc rắn hổ nguy hiểm thế nào?

Nọc độc của rắn hổ đã không hề thay đổi trong hơn 10 triệu năm. Nguyên nhân là loại độc này nhắm đến prothrombin, một protein giúp đông máu và đóng vai trò quan trọng trong cơ thể sinh vật.
back to top