Dị vật bay vào mắt vì ngại đeo kính

Khi bị bụi vào mắt, người bệnh thường cố dụi để lấy dị vật ra nhưng điều này dễ làm tổn thương mắt. Nếu là dị vật cứng, sắc có thể gây xước giác mạc, tạo cơ hội cho vi khuẩn, nấm xâm nhập.

Chị Trần Thu Hà (Hải Phòng) có thói quen ra đường là đeo kính để ngăn bụi. Thời gian gần đây mắt chị kém nên buổi chiều ra đường, chị không dám đeo kính vì sợ nhìn đường không rõ. Mỗi khi đi làm về hoặc đưa con đi học, chị cảm thấy khô mắt, bụi bay vào mắt, có hôm cả con muỗi to bay vào khiến mắt cay xè. Do vướng, khó chịu nên chị dụi nhẹ thế mà về nhà mắt đã đỏ hoe, phải nhỏ rất nhiều nước muối sinh lý mới đỡ rát.

TS.BS Vũ Quốc Lương, BV Mắt TƯ cho biết, khi bị bụi vào mắt, người bệnh thường cố dụi để lấy dị vật ra nhưng điều này dễ làm tổn thương mắt. Nếu là dị vật cứng, sắc có thể gây xước giác mạc, tạo cơ hội cho vi khuẩn, nấm xâm nhập. Với côn trùng có thể có độc tố, khi chúng tiết ra gây cay mắt. Để tránh dị vật bay vào mắt, nếu mắt yếu, khi ra đường vào buổi chiều có thể đeo kính trắng, không nhất thiết phải đeo kính râm.

Khi chẳng may có dị vật vào mắt có thể tự chớp để mắt tiết ra nước mắt làm trôi dị vật. Về nhà cần nhỏ nhiều nước muối sinh lý để rửa trôi dị vật ra ngoài cho đến khi mắt không còn cảm thấy cộm. Trường hợp có dị vật khó lấy ra, dị vật sắc, nhọn…cần đến chuyên khoa mắt để bác sĩ khám và gắp dị vật ra, tránh tổn thương cho mắt.

PT ghi

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top