Đi khám lại vì sợ sốt xuất huyết nguy hiểm

Khi bị sốt xuất huyết Dengue người bệnh nên bù dịch sớm bằng đường uống. Khuyến khích người bệnh uống nhiều nước oresol hoặc nước sôi để nguội, nước trái cây…

Con gái bà Nguyễn Thị Thanh (Giáp Bát, Hà Nội) bị sốt xuất huyết. Bà cho con đi khám ở phòng khám gần nhà, được kê thuốc và hướng dẫn cách điều trị.

Về nhà, bà thấy hàng xóm nói, sốt xuất huyết rất nguy hiểm, chết người như chơi, khối người tưởng bệnh nhẹ, không điều trị đến nơi đến chốn đã trở thành nguy kịch. Nghe nói vậy thành ra bà sợ, hôm sau đưa con đến Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.

Tại đây bác sĩ bảo bà đưa con về, điều trị theo phác đồ của bác sĩ điều trị trước đó. Khám ở cơ sở hay trung ương không có gì khác nhau.

/Uploaded/khds.1cdn.vn/2018/09/16/di-kham-lai-vi-so-sot-xuat-huyet-nguy-hiem1.jpg

Ảnh minh họa.

Lời bàn: PGS.TS Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, phác đồ điều trị sốt xuất huyết từ trung ương tới địa phương là như nhau. Phác đồ này có phân độ (sốt xuất huyết Dengue, sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo, sốt xuất huyết Dengue nặng), ứng với mỗi loại có các phác đồ điều trị khác nhau.

Hầu hết bệnh nhân bị sốt xuất huyết ở mức độ đầu tiên và điều trị tại nhà. Hai mức độ sau chỉ chiếm từ 5 – 10% và phải vào viện điều trị.

Khi bị sốt xuất huyết Dengue người bệnh nên bù dịch sớm bằng đường uống. Khuyến khích người bệnh uống nhiều nước oresol hoặc nước sôi để nguội, nước trái cây (nước dừa, cam, chanh…) hoặc nước cháo loãng với muối.

Dùng thuốc hạ nhiệt theo chỉ dẫn của bác sĩ. Hiện nay đang trong mùa dịch, không chỉ có sốt xuất huyết mà còn có cả sốt virus, có biểu hiện chung là sốt cao, sốt đột ngột, đau đầu… nên dễ bị chẩn đoán nhầm.

Tuy nhiên, khi đang có dịch, bệnh nhân dù sốt gì thì vẫn điều trị theo phác đồ chung để mau hạ sốt.

PT (ghi)

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top