Đi chung thang máy với F0 có phải là F1?

Một số người dân Hà Nội phản ánh và băn khoăn về việc họ chỉ đi chung thang máy với F0 từ vài chục giây tới 1 phút, tuân thủ đúng 5K, đã tiêm đủ 2 mũi văcxin và không tiếp xúc với F0, tuy nhiên vẫn trở thành F1 và phải đi cách ly.
thang-may.jpg

Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết, trước tiên, cần nhận định thang máy là môi trường kín, không thông thoáng, có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao.

Như vậy, nếu đứng cùng trong thang máy mà không thực hiện tốt 5K, không đeo khẩu trang đúng cách, người nọ thở ra, người kia hít vào thì sẽ là tiếp xúc “quá gần”, nguy cơ lây nhiễm khó tránh.

Bên cạnh đó, khi tay của F0 có dính SARS-CoV-2 chạm vào bề mặt thang máy (như nút bấm) mà thang máy sau đó không được vệ sinh, người khác lại chạm vào mà không khử khuẩn tay thì cũng có thể bị lây bệnh.

Còn trong thang máy, thời gian tiếp xúc giữa người nhiễm và người lành thường ngắn, nếu thực hiện tốt 5K thì có thể không bị lây nhiễm.

“Việc xác định một người đi chung thang máy với F0 có phải là F1 hay không cần sự đánh giá cụ thể, kỹ càng, chuẩn xác từ cán bộ dịch tễ. Đánh giá phải dựa theo từng trường hợp chứ không thể dập khuôn với mọi trường hợp”. PGS Phu nhấn mạnh.

Theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế, F1 là người có tiếp xúc gần trong vòng 2m với F0 hoặc trong cùng không gian kín tại nơi lưu trú, làm việc, cùng phân xưởng, học tập, sinh hoạt, vui chơi giải trí… Tuy nhiên, người đi chung thang máy với F0 có phải là F1 hay không thì Bộ Y tế chưa có quy định cụ thể, bởi phải dựa trên nhiều yếu tố.

Không thể dựa vào thời gian đứng cùng thang máy, quy định vài chục giây hay 1 phút sẽ thành F1, bởi với sự lây lan nhanh của biến thể Delta, chỉ sơ suất trong thời gian rất ngắn đã có thể lây nhiễm.

Ngoài ra, cũng không thể chỉ dựa vào lời khẳng định “đã đeo khẩu trang” của người dân để loại trừ ra khỏi diện F1, bởi đeo khẩu trang không đúng cách hoặc vô tình chạm vào bề mặt có virus thì đều có nguy cơ mắc bệnh.

Cũng theo PGS.TS Trần Đắc Phu, với những người đứng trong cùng khoang thang máy với F0, nên để họ cách ly tại nhà. Sau đó, dựa vào kết quả xét nghiệm và sự điều tra kỹ lưỡng để kết luận, quyết định thời gian cách ly, theo dõi sức khỏe cho phù hợp.

Với những người dân sinh sống trong khu chung cư, làm việc tại các khu nhà cao tầng, cần tuân thủ nghiêm nguyên tắc 5K khi đi thang máy và vào khu sinh hoạt chung như hành lang, hầm để xe…Đặc biệt, cần đeo khẩu trang đúng cách, theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Trong thang máy, người dân không nên đứng đối diện với người lạ, khi bấm nút thang máy nên dùng khớp ngón tay thay vì đầu ngón tay. Khử khuẩn tay thường xuyên, nhất là khi bước ra khỏi thang máy, khi từ nơi công cộng về nhà.

Ban quản lý các tòa nhà cao tầng nên có quy định hạn chế số người vào cùng lúc trong thang máy. Có nước khử khuẩn tay để ngay cạnh lối ra thang máy để tiện cho người đi thang máy khử khuẩn. Đặc biệt, nên lau chùi khu vực thang máy thường xuyên, chú ý phần nút bấm. Có thể dán nilon phủ lên phần nút bấm để thuận lợi cho việc vệ sinh.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top