Đến năm 2030, 17% dân số là người cao tuổi

Hiện nay Việt Nam có gần 12 triệu người cao tuổi, dự báo đến năm tới năm 2030, Việt Nam có khoảng 17% dân số là người cao tuổi và tỷ lệ này sẽ tăng lên 25% vào năm 2045.

Thông tin trên được nêu ra tại buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ với Ban Thường vụ Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam.

Theo báo cáo của Hội Người cao tuổi Việt Nam, hiện nay Hội có trên 9,7 triệu hội viên, chiếm gần 90% tổng số gần 12 triệu người cao tuổi cả nước.

Hội Người cao tuổi Việt Nam cũng cho biết, hiện trên cả nước vẫn có trên 6,5 triệu người cao tuổi đang trực tiếp tham gia lao động, sản xuất, kinh doanh. Trong đó có gần 100.000 người cao tuổi làm chủ các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp; gần 400.000 người cao tuổi đạt danh hiệu làm kinh tế giỏi.

Trong đó có xu thế già hóa dân số khi dự báo tới năm 2030, Việt Nam có khoảng 17% dân số là người cao tuổi và tỷ lệ này sẽ tăng lên 25% vào năm 2045.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng đề nghị các Bb, ban, ngành chức năng tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc, giúp đỡ để người cao tuổi phát huy thế mạnh, tham gia đóng góp tích cực, hiệu quả vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Báo cáo Biến động dân số và Kế hoạch hóa gia đình thời điểm 1/4/2020 của Tổng cục Thống kê cho biết, tuổi thọ trung bình chung của người Việt là 73,7 tuổi. Trong đó, tuổi thọ trung bình của nam là 71 tuổi và của nữ là 76,4 tuổi.

Báo cáo về xu hướng già hóa dân số của Việt Nam do Ngân hàng Thế giới và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) chỉ ra rằng, quá trình già hóa dân số ở Việt Nam được dự kiến sẽ tăng tốc trong thời gian tới. Theo kịch bản, mức sinh trung bình dự đoán đến năm 2049, số người cao tuổi sẽ tăng mạnh lên 19,6 triệu người, cao hơn gấp 3 lần so với năm 2014 và sẽ chiếm khoảng 18,1% dân số.

Số liệu từ báo cáo cho thấy, khi Việt Nam dần chuyển sang cơ cấu dân số già, tốc độ tăng trưởng trong dài hạn giai đoạn 2020–2050 của Việt Nam sẽ chậm lại 0,9 điểm phần trăm so với 15 năm qua. Bên cạnh đó, việc đáp ứng nhu cầu của một xã hội già hóa sẽ tiêu tốn thêm từ 1,4% đến 4,6% GDP và tăng chi phí tài khóa.

Theo Đời sống
"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

Báo cáo nghiên cứu vừa công bố của J&T Express cho thấy, thói quen mua sắm trực tuyến của người Việt phát triển mạnh mẽ trong dịch và duy trì khá bền vững sau đó. Đáng chú ý, nhu cầu mua sắm trên các sàn thương mại điện tử không chỉ ở các thành phố lớn mà đang "bùng nổ" ở nông thôn.
back to top