Đề xuất thành lập lại Bộ Giáo dục

Bộ Nội vụ đề xuất thành lập lại Bộ Giáo dục và chuyển nhiệm vụ đào tạo về Bộ Khoa học và Công nghệ và đổi tên Bộ Khoa học và Công nghệ thành Bộ Khoa học - Công nghệ và Đào tạo.

<div> <p style="text-align: justify;">Đ&oacute; l&agrave; th&ocirc;ng tin đưa ra tại Hội thảo g&oacute;p &yacute; &ldquo;B&aacute;o c&aacute;o đề xuất, kiến nghị cơ cấu tổ chức của Ch&iacute;nh phủ nhiệm kỳ 2021-2026&rdquo; do Bộ Nội vụ tổ chức v&agrave;o chiều ng&agrave;y 19/2.</p> <figure class="image align-center" contenteditable="false"><img alt="Đề xuất thành lập lại Bộ Giáo dục - 1" data-original="https://icdn.dantri.com.vn/2020/02/19/hoi-thao-1582126191076.jpg" src="https://khds.1cdn.vn/2020/02/02/hoi-thao-1582126191076.jpg" title="Đề xuất thành lập lại Bộ Giáo dục - 1" /></figure> <p style="text-align: justify;"><br /> Cổng th&ocirc;ng tin Bộ Nội vụ đưa tin, b&aacute;o c&aacute;o tại Hội thảo, TS. L&ecirc; Anh Tuấn, Ph&oacute; Viện trưởng Viện Khoa học tổ chức nh&agrave; nước (Bộ Nội vụ) cho biết, cơ cấu Ch&iacute;nh phủ tại nhiều quốc gia tr&ecirc;n thế giới c&oacute; quy m&ocirc; d&acirc;n số, quy m&ocirc; nền kinh tế lớn hơn Việt Nam nhiều lần nhưng số lượng c&aacute;c bộ, cơ quan ngang bộ thường dao động con số dưới 20.</p> <p style="text-align: justify;">Ch&iacute;nh phủ c&aacute;c nước đều được hợp th&agrave;nh từ c&aacute;c bộ, cơ quan ngang bộ (gọi chung l&agrave; bộ) nhưng số lượng c&aacute;c bộ trong cơ cấu tổ chức của mỗi Ch&iacute;nh phủ thường kh&ocirc;ng giống nhau. Chẳng hạn như Trung Quốc v&agrave; Malaysia đều c&oacute; 25 bộ, Indonesia c&oacute; 24 bộ, Nga c&oacute; 21 bộ, Ph&aacute;p c&oacute; 18 bộ, Singapore c&oacute; 16 bộ, Hoa Kỳ c&oacute; 15 bộ, Đức c&oacute; 14 bộ&hellip;</p> <p style="text-align: justify;">Điều dễ nhận thấy l&agrave; ở c&aacute;c nước ph&aacute;t triển, cơ cấu Ch&iacute;nh phủ thường gọn nhẹ hơn so với c&aacute;c nước kh&aacute;c. Số bộ &iacute;t hơn, nghĩa l&agrave; c&aacute;c đầu mối quản l&yacute; tinh giản hơn. B&ecirc;n cạnh đ&oacute;, số &ldquo;si&ecirc;u bộ&rdquo; của họ lại nhiều hơn.</p> <p style="text-align: justify;">Trong khi đ&oacute;, tại Việt Nam, cơ cấu tổ chức của Ch&iacute;nh phủ kh&oacute;a XIII (2011-2016) v&agrave; kh&oacute;a XIV (2016-2021) được giữ nguy&ecirc;n như cơ cấu tổ chức của Ch&iacute;nh phủ kh&oacute;a XII, gồm 22 bộ, cơ quan ngang bộ v&agrave; 08 cơ quan thuộc Ch&iacute;nh phủ.</p> <p style="text-align: justify;">Mặc d&ugrave; hiện nay&nbsp;phần lớn c&aacute;c bộ đều đang được tổ chức theo m&ocirc; h&igrave;nh bộ quản l&yacute; đa ng&agrave;nh, đa lĩnh vực ở c&aacute;c mức độ kh&aacute;c nhau về t&iacute;nh chất v&agrave; quy m&ocirc; quản l&yacute; (trừ Bộ Quốc ph&ograve;ng v&agrave; Bộ C&ocirc;ng an c&oacute; t&iacute;nh đặc th&ugrave; thuộc lực lượng vũ trang).</p> <p style="text-align: justify;">Thực tiễn tổ chức Ch&iacute;nh phủ mấy nhiệm kỳ vừa qua cho thấy, việc sắp xếp, s&aacute;p nhập c&aacute;c bộ th&agrave;nh bộ quản l&yacute; đa ng&agrave;nh chưa thật sự đi liền với việc điều chỉnh s&acirc;u về chức năng, cắt giảm, lồng gh&eacute;p nhiệm vụ m&agrave; chủ yếu được thực hiện tr&ecirc;n cơ sở hợp nhất c&aacute;c bộ đơn ng&agrave;nh, dẫn đến khối lượng c&ocirc;ng việc, phạm vi lĩnh vực quản l&yacute; của bộ trở n&ecirc;n phức tạp.</p> <p style="text-align: justify;">Việc s&aacute;p nhập một số bộ th&agrave;nh bộ đa ng&agrave;nh, đa lĩnh vực kh&ocirc;ng k&egrave;m theo t&aacute;i cơ cấu lại cấu tr&uacute;c b&ecirc;n trong của c&aacute;c bộ, do vậy, tổ chức bộ m&aacute;y b&ecirc;n trong bộ, cơ quan ngang bộ trở n&ecirc;n cồng kềnh, nhiều tầng nấc trung gian, số đầu mối đơn vị h&agrave;nh ch&iacute;nh tăng cao.</p> <p style="text-align: justify;">Ch&iacute;nh phủ kh&oacute;a XIV lu&ocirc;n lu&ocirc;n hướng tới mục ti&ecirc;u của một Ch&iacute;nh phủ kiến tạo, h&agrave;nh động, ph&aacute;t triển. D&ugrave; cơ sở l&yacute; luận v&agrave; thực tiễn về Ch&iacute;nh phủ kiến tạo, h&agrave;nh động, ph&aacute;t triển c&ograve;n c&oacute; nhiều quan điểm v&agrave; c&aacute;ch tiếp cận kh&aacute;c nhau nhưng quyết t&acirc;m ch&iacute;nh trị của Ch&iacute;nh phủ về một Ch&iacute;nh phủ kiến tạo, li&ecirc;m ch&iacute;nh l&agrave; cơ sở quan trọng để cải c&aacute;ch tổ chức v&agrave; hoạt động của Ch&iacute;nh phủ trong giai đoạn ph&aacute;t triển mới.</p> <p style="text-align: justify;">Để đ&aacute;p ứng y&ecirc;u cầu Ch&iacute;nh phủ kiến tạo, h&agrave;nh động th&igrave; cơ cấu bộ m&aacute;y của Ch&iacute;nh phủ phải tinh gọn, khả năng điều h&agrave;nh của Ch&iacute;nh phủ phải nhanh ch&oacute;ng, kịp thời, hiệu quả. Muốn vậy phải giảm bớt c&aacute;c tầng nấc trung gian. Do đ&oacute;, cần nghi&ecirc;n cứu để x&aacute;c định số lượng Ph&oacute; Thủ tướng Ch&iacute;nh phủ v&agrave; số lượng c&aacute;c bộ, cơ quan ngang bộ hiện nay cho ph&ugrave; hợp.</p> <p style="text-align: justify;">Về đề xuất cơ cấu tổ chức của Ch&iacute;nh phủ nhiệm kỳ 2021-2026, sẽ r&uacute;t gọn số bộ, cơ quan ngang bộ từ 22 xuống 20 bộ, cơ quan ngang bộ, theo đ&oacute; hợp nhất Bộ T&agrave;i ch&iacute;nh v&agrave; Bộ Kế hoạch v&agrave; Đầu tư th&agrave;nh Bộ T&agrave;i ch&iacute;nh &ndash; Kế hoạch đầu tư, Bộ Giao th&ocirc;ng vận tải v&agrave; Bộ X&acirc;y dựng th&agrave;nh Bộ Giao th&ocirc;ng v&agrave; X&acirc;y dựng.</p> <p style="text-align: justify;">Ngo&agrave;i ra, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ giữa một số bộ, cơ quan ngang bộ như giữa Bộ Khoa học v&agrave; C&ocirc;ng nghệ với Bộ Gi&aacute;o dục v&agrave; Đ&agrave;o tạo; giữa Bộ Văn h&oacute;a, Thể thao v&agrave; Du lịch, Bộ Khoa học v&agrave; C&ocirc;ng nghệ, Bộ C&ocirc;ng Thương, Bộ Nội vụ.</p> <p style="text-align: justify;">Đề xuất th&agrave;nh lập lại Bộ Gi&aacute;o dục v&agrave; chuyển nhiệm vụ đ&agrave;o tạo về Bộ Khoa học v&agrave; C&ocirc;ng nghệ v&agrave; đổi t&ecirc;n Bộ Khoa học v&agrave; C&ocirc;ng nghệ th&agrave;nh Bộ Khoa học - C&ocirc;ng nghệ v&agrave; Đ&agrave;o tạo. Đồng thời, điều chuyển việc đ&agrave;o tạo nghề từ Bộ Lao động, Thương binh v&agrave; X&atilde; hội về Bộ Khoa học &ndash; C&ocirc;ng nghệ v&agrave; Đ&agrave;o tạo. Th&agrave;nh lập Bộ C&ocirc;ng Thương v&agrave; Du lịch; Bộ Văn h&oacute;a &ndash; Thể thao v&agrave; Thanh ni&ecirc;n.</p> <p style="text-align: justify;">Về cơ cấu nh&acirc;n sự của Ch&iacute;nh phủ gồm: Thủ tướng Ch&iacute;nh phủ; 04 Ph&oacute; Thủ tướng Ch&iacute;nh phủ v&agrave; 20 Bộ trưởng v&agrave; Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.</p> <p style="text-align: justify;">&Ocirc;ng L&ecirc; Anh Tuấn cho rằng, m&ocirc; h&igrave;nh giả định về cơ cấu Ch&iacute;nh phủ nhiệm kỳ 2021-2026 nếu được hiện thực h&oacute;a sẽ l&agrave; một bước đổi mới quan trọng để thực hiện c&aacute;c quan điểm của Đảng về x&acirc;y dựng một Ch&iacute;nh phủ tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.</p> <p style="text-align: justify;">Tại Hội thảo, c&aacute;c chuy&ecirc;n gia, nh&agrave; quản l&yacute;, nh&agrave; khoa học cho rằng, muốn c&oacute; một cơ cấu Ch&iacute;nh phủ tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả cần phải đ&aacute;nh gi&aacute;, r&agrave; so&aacute;t v&agrave; l&agrave;m r&otilde; chức năng, nhiệm vụ giữa c&aacute;c bộ, cơ quan ngang bộ, tr&aacute;nh t&igrave;nh trạng chồng ch&eacute;o, tr&ugrave;ng lắp.</p> <p style="text-align: justify;">B&ecirc;n cạnh đ&oacute;, c&aacute;c &yacute; kiến đều cho rằng, cần đề xuất 02 phương &aacute;n về cơ cấu tổ chức Ch&iacute;nh phủ nhiệm kỳ 2021-2026 v&agrave; đề xuất phương &aacute;n lựa chọn. Trong mỗi phương &aacute;n, phải đ&aacute;nh gi&aacute; được những ưu điểm, những hạn chế để c&oacute; đề xuất ph&ugrave; hợp, đảm bảo mang t&iacute;nh thuyết phục cao v&agrave; ứng dụng được trong thực tiễn.</p> <p style="text-align: justify;">Về đề xuất hợp nhất giữa c&aacute;c bộ với nhau v&agrave; điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ giữa c&aacute;c bộ, cơ quan ngang bộ, c&aacute;c đại biểu đều t&aacute;n th&agrave;nh đề xuất tr&ecirc;n. V&igrave; những bộ được đề xuất hợp nhất c&oacute; chức năng, nhiệm vụ tương đồng, li&ecirc;n quan chặt chẽ với nhau.</p> <p style="text-align: justify;">Sự chồng ch&eacute;o về hoạt động giữa hai bộ vẫn rất kh&oacute; khắc phục, l&agrave;m hạn chế hiệu quả của c&aacute;c hoạt động quản l&yacute; nh&agrave; nước trong bối cảnh hiện nay.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p> <div> <blockquote> <p style="text-align: justify;"><strong>Gi&aacute;o dục Việt Nam thời kỳ đổi mới đến nay</strong></p> <p style="text-align: justify;">Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam th&aacute;ng 12/1986 &nbsp;đ&atilde; mở đầu cho c&ocirc;ng cuộc đổi mới to&agrave;n diện ở Việt Nam. Chủ trương của ng&agrave;nh trong thời kỳ n&agrave;y l&agrave; đa dạng h&oacute;a c&aacute;c loại h&igrave;nh trường, lớp, c&aacute;c h&igrave;nh thức đ&agrave;o tạo, quy chế c&aacute;c trường, lớp d&acirc;n lập, tư thục đ&atilde; được ban h&agrave;nh.</p> <p style="text-align: justify;">Năm 1987, theo quyết định của Nh&agrave; nước, Ủy ban Bảo vệ v&agrave; Chăm s&oacute;c trẻ em Trung ương được s&aacute;p nhập v&agrave;o Bộ Gi&aacute;o dục; nh&agrave; trẻ, mẫu gi&aacute;o hợp nhất lại th&agrave;nh ng&agrave;nh học Mầm non, nay c&ograve;n gọi l&agrave; bậc học Mầm non.</p> <p style="text-align: justify;">Năm 1988: s&aacute;p nhập Tổng cục Dạy nghề v&agrave;o Bộ Đại học v&agrave; Trung học chuy&ecirc;n nghiệp th&agrave;nh Bộ Đại học, Trung học chuy&ecirc;n nghiệp v&agrave; Dạy nghề.</p> <p style="text-align: justify;">Năm 1990 Ch&iacute;nh phủ quyết định th&agrave;nh lập Bộ Gi&aacute;o dục v&agrave; Đ&agrave;o tạo tr&ecirc;n cơ sở s&aacute;p nhập Bộ Gi&aacute;o dục, Bộ Đại học v&agrave; Trung học chuy&ecirc;n nghiệp v&agrave; Dạy nghề.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;Bộ Gi&aacute;o dục v&agrave; Đ&agrave;o tạo quản l&yacute; thống nhất hệ thống gi&aacute;o dục quốc d&acirc;n từ mầm non đến gi&aacute;o dục đại học v&agrave; sau đại học.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;Năm 1998,&nbsp; th&agrave;nh lập Tổng cục Dạy nghề trực thuộc Bộ Lao động, Thương binh v&agrave; X&atilde; hội.</p> <p style="text-align: justify;">Năm 2017, hơn 500 trường trung cấp, cao đẳng dạy nghề từ Bộ GD&amp;ĐT nhập về Tổng cục Dạy nghề v&agrave; đổi&nbsp;t&ecirc;n th&agrave;nh Tổng cục Gi&aacute;o dục nghề nghiệp.</p> </blockquote> </div> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p> </div> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p>

Theo dantri.com.vn
Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa tình yêu nhạc cổ điển

Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa âm nhạc cổ điển tới cộng đồng

Hòa nhạc Giáo dục "Classical Wonderland" với sự tham gia của Dàn nhạc Giao Hưởng Việt Nam, nhạc trưởng Honna Tetsuji, nghệ sĩ piano Nguyễn Thái Hà, cùng những người chiến thắng từ VYMI EduConcert Piano Audition 2022 vừa diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình nằm trong Dự án mang Âm nhạc cổ điển đến với cộng đồng của thành phố Hà Nội.
Đại diện Quỹ Toyota Việt Nam và các đơn vị đồng hành bàn giao điểm trường Lũng Lậu

Quỹ Toyota Việt Nam hỗ trợ xây dựng điểm trường cho trẻ em vùng cao tỉnh Cao Bằng

Ngày 8/7, với mục tiêu đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam và góp phần mang lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân và toàn xã hội, Quỹ Toyota Việt Nam đã tiến hành bàn giao điểm trường Lũng Lâu, thuộc trường Tiểu học & Trung học cơ sở Vần Dính tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
back to top