Đề xuất cho F0, F1 đi làm, chuyên gia nói gì?

Đề xuất cho F0, F1 đi làm của Bộ Y tế đang nhận được sự quan tâm lớn từ dư luận.

Mới đây, Bộ Y tế đã có báo cáo, xin ý kiến của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 về việc cho F0, F1 đi làm.

Trao đổi với báo chí về nội dung này, BS Nguyễn Hồng Hà, Phó Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam cho biết, hiện dịch bệnh COVID-19 vẫn đang ảnh hưởng tới đời sống và vẫn sẽ có số ca tử vong.

Đặc biệt, ở nhóm người có bệnh lý nền, phụ nữ có thai, người cao tuổi, người nhiều bệnh lý nền, nhóm bệnh nhân đang điều trị bệnh lý cấp tính tại bệnh viện…  có nguy cơ chuyển biến nặng khi mắc COVID-19.

Do vậy, COVID-19 vẫn là căn bệnh cần phải lưu tâm. Và việc không cách ly người bị nhiễm, lây lan bệnh cho nhóm người yếu thế sẽ làm tăng nguy cơ tử vong.

Từ phân tích đó, theo bác sĩ Hà, nếu cho F0 đi làm thì chỉ nên áp dụng với nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 và vẫn cần cách ly đề phòng ngừa lây nhiễm cho người khác. Đối với các trường hợp F0 không triệu chứng có thể làm trực tuyến tại nhà.

Đối với  F1 có thể không cần phải cách ly. Tuy nhiên, cần lưu ý tới nhóm F1 trong gia đình có F0. Bởi khả năng phơi nhiễm của nhóm này cao hơn nhiều, do tiếp xúc hằng ngày với F0 so với các trường hợp F1 tiếp xúc thoáng qua. Trong gia đình có F0, nguy cơ lây nhiễm cho những người khác có thể lên tới 70-80%.

PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế Công cộng, Đại học Y dược TPHCM cho biết, kiến nghị cho F0 đi làm của Bộ Y tế xuất phát từ cách làm của Mỹ. Quốc gia này cho phép khi có tình trạng khủng hoảng, thiếu nhân lực y tế thì có thể để nhân viên y tế là F0 đi làm, chăm sóc bệnh nhân F0.

Tuy nhiên, theo BS Dũng, đề xuất của Bộ Y tế hiện chưa phù hợp với Việt Nam. Lý do là vì, sẽ rất khó kiểm soát việc tuân thủ quy định. Trong trường hợp kiểm soát không hiệu quả thì không có ý nghĩa. 

F0 có thể làm việc trực tuyến nếu đủ sức khỏe, nhưng chỉ nên để F0 đi làm trực tiếp nếu Việt Nam công bố COVID-19 là bệnh đặc hữu. Khi đó, người dân không bắt buộc phải tuân thủ quy định chống dịch như hiện nay.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hiện vẫn giữ cảnh báo chưa nên coi COVID-19 là bệnh đặc hữu, đặc biệt khi biến thể Omicron chưa ổn định. 

Tại Singapore, giới chức y tế cho rằng, vẫn không thể coi COVID-19 như cúm mùa, dù quốc gia này tiến tới coi Covid-19 là bệnh đặc hữu (endemic).

GS eo Yee Sin, Giám đốc điều hành của Trung tâm Quốc gia về các bệnh truyền nhiễm (NCID), Singapore cho hay, trong khi kiến thức về cúm mùa đã được xây dựng qua nhiều thập kỷ nghiên cứu khoa học thì Covid-19 vẫn còn rất mới và chưa thể lường hết bất ngờ trong tương lai.

Theo Đời sống
Sơ cấp cứu đúng cách cứu sống trẻ bị chó tấn công

Sơ cứu đúng cách khi trẻ bị chó cắn

Chó cắn là một trong những tai nạn phổ biến, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Nếu không được xử lý vết thương đúng cách và tiêm huyết thanh, vắc xin dại kịp thời, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.
Bí ẩn "tam giác quỷ" Alaska

Bí ẩn "tam giác quỷ" Alaska

Gây nên hàng loạt vụ mất tích của hàng chục nghìn người mà không để lại dấu vết nào, vùng tam giác Alaska còn bí ẩn và đáng sợ hơn tam giác quỷ Bermuda.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
back to top