Đề xuất cấm giáo viên gọi học sinh là con gây tranh cãi

Đề xuất cấm giáo viên gọi học sinh là con của nhà nghiên cứu - phê bình văn học Lại Nguyên Ân đã gây nhiều quan điểm trái chiều.

Mới đây, trên trang cá nhân, nhà nghiên cứu - phê bình văn học Lại Nguyên Ân đã đưa ra quan điểm, yêu cầu Bộ GD&ĐT thảo sớm một quy chế về xưng hô trong nhà trường, trong đó, có việc cấm giáo viên gọi học sinh là con. 

lai-nguyen-an.jpg
Nhà nghiên cứu - phê bình văn học Lại Nguyên Ân.

Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cho biết, đây không phải lần đầu ông và nhiều người quan tâm lên tiếng về vấn đề này. Trong quy chế về xưng hô trong nhà trường mà ông đề xuất với Bộ GD&ĐT, có 3 điều thiết yếu, đó là:

Thứ nhất, cần cấm giáo viên không gọi (xưng hô) học trò là "Con", "Các con"; phải gọi là "Trò", "Các trò", "Các em", "Các bạn"

Thứ hai, các nhà báo, các phương tiện truyền thông cũng không được gọi học trò mọi cấp (từ mẫu giáo đến đại học) là "các con", "con", khuyến khích các phương tiện truyền thông gọi học sinh là "các bạn".

Ngoài ra, cũng yêu cầu các nhà báo, các viên chức tại các giao tiếp sự vụ và công cộng, phải gọi người dạy học là "giáo viên", "giảng viên", không gọi là "thầy", "cô"; dành riêng cho học trò, người đang đi học cách gọi "thầy giáo", "cô giáo".

Thứ ba, cần khuyến khích học trò các cấp, nhất là sinh viên đại học, xưng "Tôi" trước giáo viên, ngay cả trong không gian trường học.

lai-nguyen-an-2.jpg
Bài viết với đề xuất cấm giáo viên gọi học sinh là 'con' của  nhà nghiên cứu - phê bình văn học Lại Nguyên Ân gây tranh cãi.

Quan điểm này của nhà nghiên cứu - phê bình văn học Lại Nguyên Ân đã thu hút sự chú ý của dư luận, trong đó có nhiều ý kiến tán thành.

Một ý kiến phụ huynh được nhà nghiên cứu - phê bình văn học Lại Nguyên Ân dẫn ra trên trang cá nhân cho hay, việc giáo viên gọi học sinh là con chính là vấn đề khiến phụ huynh này đau đầu gần như nhất trong suốt mấy năm nay.

Theo phụ huynh này, việc giáo viên gọi học sinh là "con" chính là "tệ nạn xã hội" và rất cảm ơn cũng như rất mong mong nhà nghiên cứu lên tiếng để xóa bỏ "tệ nạn" này.

Phụ huynh này cho hay, khi con chị bắt đầu đi học lớp 1, chị bất ngờ rơi vào tình huống giáo viên gọi con tôi là “con”.

Hết kì nghỉ dài vì Covid (hè năm 2020), chị quyết định đi tìm nơi học mới cho con gái.

"Tôi đã đi khắp thành phố, đi hết trường này tới trường kia trong nhiều ngày, đến cả những trường mẫu giáo được quảng cáo là áp dụng các phương pháp giáo dục tôn trọng trẻ em như của Maria Montessori hay Jean Piaget, đi khắp chỉ để tìm một nơi có quy định xưng hô chuẩn mực giữa giáo viên và học sinh. Nhưng không, hầu như tất cả những người tôi gặp đều gọi học sinh là “con”, họ giải thích là theo “thói quen”", phụ huynh này chia sẻ.

Theo phụ huynh này, một trong những lý do khiến bản thân phản đối giáo viên gọi học sinh là “con”, đó là vì là sai tiếng Việt. Theo Từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ, Hòang Phê chủ biên), danh từ “con” có các nghĩa chính để gọi: Người thuộc thế hệ sau trong quan hệ với người trực tiếp sinh ra; Cá thể động vật; Đàn bà, con gái /với ý không cọi trọng hoặc thân mật.

Tất cả những cách dùng sai tiếng Việt đều cần phải loại bỏ khỏi nhà trường, nơi học sinh đến để học tiếng Việt tiêu chuẩn.

Ngoài ra, việc giáo viên biết mình không phải cha mẹ nhưng lại gọi phía kia là “con”, đó là mạo danh. Nếu tất cả những người lớn đều nhất loạt gọi trẻ em là “con”, khác biệt giữa cha mẹ và người lạ vô tình bị lu mờ, từ đó, có thể .gây mất an toàn trong việc bảo vệ trẻ.

Một lý do nữa, các giáo viên – những người đi làm nhận lương -- cũng không thể gọi đối tác trong công việc của mình, khách hàng của mình, là “con”. 

"Đi học, tức là em bé dù mới chỉ sơ sinh hôm nào nhưng nay đã lớn khôn, đủ để tham gia một hoạt động chính quy của xã hội. Các đối tác trong hoạt động ấy là bình đẳng (học sinh nhận kiến thức, giáo viên nhận lương) và cần được bình đẳng ngay từ cách xưng hô, không thể có một phía luôn bị bắt nạt ngay từ những bước chân chính thức đầu tiên với xã hội ấy", phụ huynh này bày tỏ. 

Phụ huynh này cho biết, bản thân không có can đảm gọi người lạ là “con”. Đó là một sinh mệnh được hình thành sau chín tháng mười ngày, được bú mớm ẵm bồng nuôi dạy lớn khôn - "và tôi không góp phần nào trong muôn vàn khó nhọc đó -- tôi không dám và không thể cướp công lao ấy". 

goi-hoc-sinh-la-con.jpg
Không ít các trường học gọi học sinh là "con". Ảnh: Trường Tiểu học Phan Đình Giót, Thanh Xuân, Hà Nội.

Tuy nhiên, bên cạnh những quan điểm đồng tình, cũng có nhiều ý kiến giáo viên cho rằng, không nên quá "nâng tầm" quan điểm về việc này. Khi các giáo viên gọi học sinh là con, đặc biệt là với giáo viên mầm non, thì họ thấy họ giống như người mẹ thứ hai của các em khi ở trường, cũng dỗ dành, chăm sóc, yêu thương. Điều này không phải là tranh cướp công sinh thành, hay thiếu tôn trọng với các em, mà chỉ đơn giản là tình cảm.

Còn đối với giáo viên ở bậc học cao hơn, thì cũng có thể suy nghĩ về quan điểm này, có thể hỏi ý kiến từ chính các em. "Nếu các em cảm thấy thoải mái, vẫn được tôn trọng, được yêu thương thì tôi thấy cũng không cần quá nặng nề rằng cần phải cấm cách xưng hô này", một giáo viên cho hay.

Hiện quan điểm này vẫn đang nhận được sự quan tâm lớn từ dư luận.

Theo Đời sống
Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa tình yêu nhạc cổ điển

Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa âm nhạc cổ điển tới cộng đồng

Hòa nhạc Giáo dục "Classical Wonderland" với sự tham gia của Dàn nhạc Giao Hưởng Việt Nam, nhạc trưởng Honna Tetsuji, nghệ sĩ piano Nguyễn Thái Hà, cùng những người chiến thắng từ VYMI EduConcert Piano Audition 2022 vừa diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình nằm trong Dự án mang Âm nhạc cổ điển đến với cộng đồng của thành phố Hà Nội.
Đại diện Quỹ Toyota Việt Nam và các đơn vị đồng hành bàn giao điểm trường Lũng Lậu

Quỹ Toyota Việt Nam hỗ trợ xây dựng điểm trường cho trẻ em vùng cao tỉnh Cao Bằng

Ngày 8/7, với mục tiêu đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam và góp phần mang lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân và toàn xã hội, Quỹ Toyota Việt Nam đã tiến hành bàn giao điểm trường Lũng Lâu, thuộc trường Tiểu học & Trung học cơ sở Vần Dính tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
back to top