Để có giấc ngủ ngon: Kiểm tra chứng mất ngủ và ngáy

Có vô số chứng rối loạn giấc ngủ, trong đó dễ nhận biết nhất là chứng mất ngủ và ngủ ngáy. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn được gọi là ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA).

Mất ngủ

Hầu hết các nguyên nhân gây mất ngủ liên quan đến sức khỏe tâm lý và tinh thần, như lo lắng, căng thẳng và trầm cảm.

Đôi khi, nguyên nhân là do thể chất, chẳng hạn như đau do các tình trạng y tế khác, các bệnh như tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc các loại thuốc như thuốc thông mũi gây hưng phấn.

Các thói quen ngủ kém như thời gian ngủ không đều đặn hoặc các hoạt động kích thích trước khi ngủ. Chẳng hạn, chơi điện tử, cũng có thể góp phần gây mất ngủ.

BS Tay Hin Ngan, chuyên khoa tai mũi họng tại Bệnh viện Mount Elizabeth tư vấn các vấn đề liên quan đến giấc ngủ, tuyến giáp, tai mũi họng.

BS Tay Hin Ngan, chuyên khoa tai mũi họng tại Bệnh viện Mount Elizabeth tư vấn các vấn đề liên quan đến giấc ngủ, tuyến giáp, tai mũi họng.

Để cải thiện tình trạng mất ngủ, bước quan trọng nhất là xác định nguyên nhân, từ đó bác sĩ sẽ xem xét lịch sử chi tiết về mô hình hoạt động hàng ngày và giấc ngủ từ đó có các phương pháp điều trị phù hợp.

Bước quan trọng nhất trong điều trị chứng mất ngủ là áp dụng thói quen ngủ tốt. Đó là: Duy trì một thói quen ngủ đều đặn.

Tránh các hoạt động kích thích cũng như sử dụng các chất kích thích như caffein, thuốc thông mũi ngay trước khi ngủ.

Tránh xem tivi, xem điện thoại trước khi đi ngủ. Không nằm trên giường trong thời gian dài nếu không thể đi vào giấc ngủ.

Hoạt động thể chất đầy đủ, tốt nhất là khi bắt đầu một ngày. Các phương pháp hành vi khác như kỹ thuật thư giãn và giảm thiểu tác nhân gây căng thẳng cũng thường hữu ích.

Thuốc trị mất ngủ bao gồm thuốc ngủ và các loại thuốc khác gây buồn ngủ, như thuốc kháng histamine.

Những thứ này có thể hữu ích trong thời gian đầu, để phá vỡ chu kỳ mất ngủ và cho phép thiết lập một thói quen ngủ ngon, nhưng không nên sử dụng chúng lâu dài vì có khả năng gây nghiện.

Ngáy và ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA)

Ngáy không chỉ ảnh hưởng đến những người đang ngủ cạnh bạn. Nó có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn được gọi là ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA).

Khi đường thở bị tắc nghẽn trong khi ngủ, dẫn đến lượng oxy giảm nhiều lần và chất lượng giấc ngủ kém.

Các nghiên cứu cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa OSA và các bệnh tim mạch như huyết áp cao, bệnh tim và đột quỵ.

Những bệnh nhân bị OSA nặng, nguy cơ đau tim và đột quỵ của họ có thể cao hơn gấp 3 lần so với nguy cơ bình thường.

Một nghiên cứu ở Singapore cho thấy trên 65% bệnh nhân bị đau tim không được chẩn đoán OSA mức độ trung bình đến nặng.

Ở trẻ em, OSA có thể dẫn đến kết quả học tập kém hơn và khó tập trung và học tập. Nó cũng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim mạch và tiểu đường trong tương lai.

Một số dấu hiệu cảnh báo về OSA có thể xảy ra như người ngủ cạnh bạn nhận thấy rằng bạn đôi khi ngừng thở trong khi ngủ; Buồn ngủ quá mức trong ngày; Thức dậy vào ban đêm với cơn khó thở hoặc cảm giác bị nghẹn; Nhức đầu vào buổi sáng; Hay cáu gắt, khó tập trung và trí nhớ kém; Thường xuyên đi tiểu đêm hoặc đái dầm ở trẻ em.

Khi kiểm tra, thông qua các phương pháo như nội soi, có thể thấy có sự tắc nghẽn ở mũi do sưng mô mềm hoặc do vẹo vách ngăn, là phần phân chia nằm ở giữa.

Vòm miệng mềm và amidan có thể gây tắc nghẽn ở tầng thứ hai. Ở tầng thấp nhất, mặt sau của lưỡi cũng có thể tụt về phía sau gây tắc nghẽn.

Dựa vào những phát hiện trên nội soi, bác sĩ có thể sẽ khuyến nghị điều trị. Ở trẻ em, phương pháp điều trị đầu tiên đối với OSA là cắt bỏ amidan và VA và đôi khi là cắt giảm mô mềm của mũi.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Điều trị cho người lớn phức tạp hơn. Đối với OSA thể nhẹ, các thủ thuật đơn giản để mở đường thở cũng có thể là đủ, chẳng hạn như đốt sóng cao tần để làm giảm các mô mềm trong mũi và làm cứng vòm miệng mềm hoặc các dụng cụ răng miệng để đưa hàm về phía trước hoặc giữ lại lưỡi.

Đối với OSA thể trung bình đến nặng, sử dụng thiết bị thở áp lực dương liên tục (CPAP) sẽ cho kết quả tốt nhất.

Nó bao gồm một máy bơm tạo áp suất không khí thông qua mặt nạ đeo vào mặt khi ngủ. Vấn đề với CPAP là hầu hết bệnh nhân không sẵn sàng sử dụng.

Trong trường hợp đó, phẫu thuật là lựa chọn tiếp theo tốt nhất. Nó giúp điều chỉnh cho phù hợp với các điểm tắc nghẽn.

Bài viết do BS Tay Hin Ngan, chuyên khoa tai mũi họng tại Bệnh viện Mount Elizabeth chia sẻ.

BS Tay Hin Ngan, chuyên gia về TAI MŨI HỌNG – TUYẾN GIÁP từ Bệnh viện Mount Elizabeth, Singapore sẽ tư vấn trực tuyến miễn phí cho bệnh nhân có các tình trạng bệnh liên quan tới phẫu thuật tuyến giáp, phẫu thuật vùng đầu mặt cổ, phẫu thuật xoang, điều trị ngưng thở khi ngủ và các bệnh lý có liên quan khác vào thứ Sáu, ngày 27/11/2020

Để biết thêm thông tin chi tiết và đăng ký, xin liên hệ:

Văn phòng đại diện Các bệnh viện Parkway Singapore:

tầng 5 số 110 Bà Triệu, Hà Nội.

Hotline: 0988 155 855 hoặc 084 308 3637.

Email: info@parkway.com.vn

FB page: www.facebook.com/MountElizabethSGVietnamOffice

Quảng cáo

Theo Đời sống
Lợi ích bất ngờ của hạt đu đủ

Lợi ích bất ngờ của hạt đu đủ

Các lợi ích từ quả, hoa đực của cây đu đủ được rất nhiều người biết đến, thế nhưng ít ai biết hạt của loại quả này cũng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nếu tiêu thụ đúng cách.
back to top