Đẩy mạnh truyền thông phòng, chống ngộ độc thực phẩm tới từng gia đình

(khoahocdoisong.vn) - Không chỉ truyền thông với cán bộ chuyên tránh, nhằm nâng cao nhận thức cho đồng bào dân tộc thiểu số tại các thôn, làng về phòng, chống ngộ độc thực phẩm, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Kon Tum còn tổ chức truyền thông trực tiếp đến từng hộ gia đình, cụm dân cư ...

Quang cảnh lớp tập huấn.

Trong các ngày 26/6/2020, 14/7/2020, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tổ chức 2 lớp tập huấn các quy định của pháp luật và kiến thức về an toàn thực phẩm đối với cơ sở, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống, với 118 học viên tham dự. Báo cáo viên là lãnh đạo Chi cục và chuyên viên phòng Công tác thanh tra, phòng Nghiệp vụ.

Tại lớp tập huấn, các học viên được nghe các báo cáo viên phổ biến Nghị định số 15/2018/NĐ ngày 2/2/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm; Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế; Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; Nghị định số 67/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế; Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa; một số nội dung công tác truyền thông về an toàn thực phẩm; Quyết định số 1246/QĐ-BYT ngày 31/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn thực hiện chế độ kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống”; Hướng dẫn thực hành an toàn thực phẩm.

Các học viên tham gia thảo luận sôi nổi, lãnh đạo Chi cục giải đáp các vấn đề còn vướng mắc trong thực hiện quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm. Lớp tập huấn mang đến cho học viên nhiều kiến thức bổ ích, góp phần nâng cao công tác an toàn thực phẩm tại cơ sở, địa phương.

Hơn nữa, nhằm nâng cao nhận thức cho đồng bào dân tộc thiểu số tại các thôn, làng về phòng, chống ngộ độc thực phẩm, từ tháng 5 đến tháng 7/2020, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm phối hợp Trung tâm Y tế các hụyện: Đăk Glei, Ngọc Hồi, Đăk Tô, Đăk Hà, Sa Thầy, Kon Plông, Kon Rẫy tổ chức truyền thông trực tiếp đến từng hộ gia đình, cụm dân cư tại 22 xã.

Tại buổi truyền thông, bà con được hướng dẫn cách nhận biết nấm độc bằng hình ảnh cụ thể trên tờ rơi, áp phích, cách thu hái, chế biến và bảo quản nấm đúng cách, cách xử trí khi xảy ra ngộ độc nấm; được khuyến cáo không ăn nấm lạ, nấm hoang dại, nấm non chưa xoè mũ và nấm đã bị dập nát, ôi thiu. Ngoài ra, bà con được hướng dẫn thêm cách phòng, chống ngộ độc thực phẩm do độc tố tự nhiên khác như cóc, lá ngón; truyền thông về tác hại của việc lạm dụng rượu và phòng, chống ngộ độc rượu; hướng dẫn cách lựa chọn, bảo quản thực phẩm; tuyên truyền người dân bỏ một số hành vi, thói quen ăn uống không bảo đảm an toàn thực phẩm như ăn tiết canh, thực phẩm bẩn, bị ôi thiu; uống nước chưa được đun sôi, ăn thức ăn ôi thiu, biến chất.

Hầu hết người dân đã nắm được các nội dung được tuyên truyền, sẽ là một tuyên truyền viên tích cực tại nơi cư trú, góp phần không nhỏ trong phòng chống ngộ độc thực phẩm.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top