Day ấn huyệt bổ khí huyết, cường tráng cơ thể

(khoahocdoisong.vn) số 76: - Mỗi một huyệt vị có công năng trị liệu khác nhau. Biết công năng của các huyệt cường tráng bảo kiện, bổ khí, bổ huyết để day ấn hằng ngày sẽ giúp nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật, chống lão hóa và kéo dài tuổi thọ.

Huyệt cường tráng bảo kiện

Có thể hiểu đây là những huyệt vị có tác dụng bổ ích cho cơ thể. Đứng về góc độ trị bệnh, những huyệt này có thể dùng cho những bệnh lý hư nhược mạn tính như cảm mạo ở người già, suy nhược thần kinh, cửu tả, cửu lỵ, di niệu, dương nuy, thiếu máu, hư suyễn, cửu khái, huyết áp thấp, thiếu sữa, sa nội tạng...

Đứng về góc độ phòng bệnh thì những huyệt vị này có công dụng bảo vệ và nâng cao sức khỏe, dự phòng tích cực bệnh tật, chống lão hóa và kéo dài tuổi thọ.

Các huyện thuộc nhóm này như quan nguyên, khí hải, trung quản, đản trung, bách hội, đại chùy, thân trụ, mệnh môn, phong môn, phế du, tâm du, cách du, canh du, tỳ du, vị du, thận du, cao hoang, túc tam lý, thái khê, phục lưu, dũng tuyền, huyết hải, tam âm giao...

Thông thường để bảo vệ và nâng cao sức khỏe, chống lão hóa thì nên sử dụng phương thức day bấm hoặc cứu các huyệt quan nguyên, khí hải, thận du, túc tam lý, dũng tuyền, tam âm giao. Day bấm mỗi ngày 1 - 2 lần, mỗi lần mỗi huyệt 5 - 10 phút, cứu mỗi ngày hoặc hai ngày một lần. Nếu để trị bệnh thì phải căn cứ vào bệnh tình cụ thể và công dụng của từng huyệt vị mà nó lựa chọn phương thức tác động cho phù hợp.

Huyệt bổ khí

Là những huyệt vị có tác dụng bổ ích dương khí của cơ thể và khí của các tạng phủ. Các huyệt khí hải, quan nguyên, trung quản, đản trung, phế du, tâm du, vị du, thận du, mệnh môn, túc tam lý... đều thuộc vào nhóm này.

Ví như, phế khí bất túc có thể chọn khí hải, quan nguyên, đản trung, phế du, túc tam lý; Tâm khí bất túc có thể chọn đản trung, tâm du, túc tam lý; Tỳ vị khí hư có thể chọn khí hải, quan nguyên, trung quản, tỳ du, túc tam lý; Thận khí bất túc có thể chọn quan nguyên, khí hải, thận du, mệnh môn, túc tam lý... Day bấm mỗi ngày 1 - 2 lần, mỗi lần mỗi huyệt 5 - 10 phút. Cứu mỗi ngày hoặc hai ngày một lần, mỗi lần mỗi huyệt 5 - 10 phút.

Huyệt bổ huyết

Là những huyệt có công năng bổ huyết như khí hải, đản trung, cách du, phế du, tâm du, can du, tỳ du, vị du, cao hoang, túc tam lý, tuyệt cốt, huyết hải, tam âm giao... Y học cổ truyền cho rằng, huyết dịch trong nhân thể là do tinh hoa hấp thụ từ cơm ăn, nước uống biến hóa mà thành, vậy nên đại đa số các huyệt bổ huyết đều có liên quan đến tỳ, vị và can. Đồng thời, bổ khí có thể sinh huyết nên nhiều huyệt bổ khí cũng có tác dụng bổ huyết. Khi trị liệu huyết hư cần căn cứ vào bệnh tình cụ thể mà lựa chọn huyệt vị và phương thức tác động cho phù hợp.

Ví như huyết hư do ăn uống kém và suy dinh dưỡng nên cứu huyết hải, tam âm giao, tỳ du, vị du, túc tam lý...; Huyết hư do công năng tạo huyết suy giảm nên cứu huyết hải, cách du, tâm du, can du, tỳ du, cao hoang, tuyệt cốt, túc tam lý...; Huyết hư do khí hư nên cứu khí hải, đản trung, phế du, tỳ du, vị du, túc tam lý... Day bấm mỗi ngày một đến hai lần, mỗi lần mỗi huyệt 5 - 10 phút. Cứu mỗi ngày hoặc hai ngày một lần, mỗi lần mỗi huyệt 5 – 10 phút.

ThS Hoàng Khánh Toàn (nguyên Chủ nhiệm Khoa Đông y, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108)

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top