Dấu hiệu ung thư thận

70 – 75% các trường hợp ung thư thận có triệu chứng tiết niệu nên dễ bị nhầm. Khi có biểu hiện đầy đủ thì u đã phát triển đến giai đoạn muộn.

Ung thư thận biểu hiện rất đa dạng có khi dấu hiệu tại chỗ rất kín đáo nhưng toàn thân đã có sự thay đổi lớn nên việc chẩn đoán rất khó, phải hết sức cảnh giác về các dấu hiệu sau đây.

Triệu chứng tiết niệu (70 – 75% các trường hợp):

Đái ta máu: Là biểu hiện điển hình nhất của ung thư thận. Đái máu thường đột phát, tự nhiên, dữ dội, có thể ngừng nhưng dễ tái phát. Thời kỳ đầu thường cho là đái ra máu nhưng chưa rõ nguyên nhân.

Đau thắt lưng: Âm ỉ căng tức, một cảm giác nặng nề khó chịu.

Khối u: Phát hiện thấy khối u thì bệnh đã rõ. Khối u có tính chất rắn chắc mặt không đều còn di động hay đã dính vào vùng hố thắt lưng. Đôi khi khối u là ung thư nhưng nhầm lẫn với các bệnh thận đa nang, thận nang…

Giãn tĩnh mạch tinh: Do tắc mạch cản trở tuần hoàn trở về của tĩnh mạch tinh gây nên giãn tĩnh mạch tinh. Dấu hiệu có khi sớm rất có giá trị. Giãn tĩnh mạch tinh phải có nghĩa là tắc tĩnh mạch chủ hay gặp hơn là dãn tĩnh mạch tinh trái.

Những triệu chứng trên có khi chỉ biểu hiện đơn độc ở giai đoạn còn sớm, nhưng khi biểu hiện đầy đủ thì ung thư đã phát triển đến giai đoạn muộn.

Triệu chứng toàn thân: Gầy đi không rõ nguyên nhân, sốt kéo dài, chán ăn mệt mỏi… Là những dấu hiệu chung của bệnh ung thư kín đáo khó phát hiện. Ngoài ra, có thể xuất hiện nhưng dấu hiệu của huyết áp cao mới xuất hiện, suy thận mới xuất hiện với creatini tăng, ure máu tăng.

Cận lâm sàng: Thiếu máu hồng cầu, huyết sắc tố giảm trong các bệnh ung thư nói chung. Tăng hồng cầu trong ung thận (3 – 4%) do kích thích erythropoietin bởi tế bào ung thư thận. Canxi trong máu tăng. Tốc độ lắng máu tăng là yếu tố tiên lượng xấu của ung thư phát triển.

Ung thư thận phát triển chậm thành khối u đẩy lệch làm biến dạng đài bể thận. Khi khối u làm phá vỡ bao thận tức là ung thư tiến triển sang một giai đoạn khác, tiên lượng xấu. Tế bào ung thư xâm nhiễm và huyết khối lan sớm tới tĩnh mạch thận, tĩnh mạch chủ, xâm nhiễm bạch mạch. Di căn thường tới thượng thận, cột sống.

 TS Trương Thanh Tùng

(Phó khoa Ngoại tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa Thanh Hóa)

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top